Ông Calisto - HLV trưởng đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) đang ở Bồ Đào Nha nghỉ phép, nhưng chắc chắn là những "con số V.League" và cái "mặt bằng V.League" không ít thì nhiều đang làm ông phải đau đầu

 

Ông Calisto trước khi về nước nghỉ phép ngắn hạn đã trao đổi rất kỹ với những trợ lý của mình ở đội tuyển (ĐT), điển hình như HLV Phan Thanh Hùng - người vừa dẫn dắt Hà Nội T&T (HN.T&T) lên ngôi vua V.League. Những cuộc trao đổi mà ở đấy, ông Calisto không ngừng đặt ra những câu hỏi đại loại: Có bao nhiêu cầu thủ nội được "khám phá" với V.League năm nay? Và có bao nhiêu sự đột biến mà ĐT Quốc gia (QG) có thể trông cậy từ sân chơi V.League?

Thành thật mà nói, V.League 2010 - cái nền cung cấp con người cho ĐTVN trong năm 2010 với mục tiêu bảo vệ ngôi vua Đông Nam Á cũng đã trình làng những cái tên khá… mượt. Đó là một Đinh Thành Trung vừa kỹ thuật vừa mạnh mẽ ở Hòa Phát.Hà Nội. Đó là Cao Sỹ Cường vừa năng nổ, vừa giàu ý tưởng chơi bóng ở HN.T&T. Và đó còn là một Anh Đức với cái duyên ghi bàn đến lạ - một cầu thủ tưởng như đã "hết giá trị sử dụng" bỗng nhiên lại phát sáng trong màu áo Bình Dương. Ông Calisto trong quá trình xem V.League đã ngắm nghía rất rõ những cái tên như thế.

Song nếu đặt cho ông câu hỏi đấy có phải là những cái tên thật sự đột biến hay không thì chắc chắn câu trả lời nhận lại sẽ là "không". Thứ nhất, bản thân màn trình diễn của những cái tên kể trên dù đã khá và khá hơn so với chính những gì họ có, nhưng rõ ràng đạt tới sự khác biệt lớn so với phần còn lại thì chưa. Thứ hai, những cầu thủ nói trên cũng không hơn đứt những cầu thủ đá cùng vị trí với họ trong màu áo ĐTQG. Và vì thế nếu coi họ là những "gia vị" cho "món ăn ĐT" thì được, chứ kỳ vọng họ là một thứ "đặc sản" mới trong kế hoạch của ông "Tô" thì e là đã làm khó họ rất nhiều.

Trong khi những nhân tố mới chỉ dừng lại ở mức "kha khá" như vừa phân tích thì những nhân tố cũ vì nhiều lý do khác nhau đều đã sa sút và sa sút rất nhiều so với chính mình. Thử nghĩ lại mà xem, ở Đồng Tâm.Long An, Minh Phương, Tài Em vẫn "cày" chăm chỉ, nhưng đã không còn giữ được năng lượng sáng tạo như chính mình từng có. Ở Becamex Bình Dương, những Vũ Phong, Quang Thanh… đều đã cùng đội bóng trải qua một mùa giải quá nhiều rối loạn. Còn ở The Vissai Ninh Bình, những Việt Thắng, Như Thành, thậm chí có nhiều lúc đã mắc phải những lỗi chuyên môn không đáng có - khiến cho chính đội bóng của họ nhiều thời điểm đã phải gặp khó khăn. Rồi những cái tên trẻ trung hơn như Trọng Hoàng, Tấn Tài, Quang Hải - ai cũng thấy họ đều trải qua mùa bóng ở mức "bình bình".

Đã thế, một con bài quan trọng trong sơ đồ chiến thuật của ông Calisto ở ĐT là tiền đạo Lê Công Vinh thì thậm chí còn gặp quá nhiều vấn đề, từ góc độ ứng xử cho tới góc độ chuyên môn. Ở góc độ ứng xử, hành vi vái lạy trọng tài, rồi ngông nghênh thách thức dư luận, thách thức VFF của Lê Công Vinh đến bây giờ vẫn cứ là một "lỗ đen" lớn trong lòng khán giả. Ở góc độ chuyên môn, Công Vinh đã bị chấn thương, và phải ra V.League suốt cả lượt về. Nhưng điều trớ trêu còn nằm ở chỗ: Ai cũng bảo, "HN.T&T không Công Vinh" lại là một HN.T&T khỏe khoắn hơn.

Nhìn qua nhìn lại một lượt chất lượng nội binh V.League năm nay, dễ thấy là ông Calisto bây giờ có lý do để mà phải… đau đầu. Ở đây, sự đau đầu phần nào sẽ được giải tỏa nếu cấp trên của ông (VFF) chấp nhận gọi vào ĐT những cầu thủ ngoại nhập tịch kiểu như Huỳnh Kesley Alves của Bình Dương hay Nguyễn Rogerio của Đà Nẵng. Phải nói rằng trong bối cảnh chất lượng cầu thủ nội đang đi xuống thì sự xuất hiện của những cầu thủ ngoại nhập nội sẽ tạo một sức sống mới trong lòng ĐT. Và biết đâu, nhờ chính cái sức sống ấy mà chúng ta mới có hy vọng bảo vệ ngôi vua Đông Nam Á trong cuộc hành trình AFF Cup chuẩn bị diễn ra.

Nhưng nên nhớ là một năm trước, VFF đã từng "bắn tai" Calisto về việc không nên gọi những cầu thủ nhập tịch vào ĐT. Bây giờ, nếu tổ chức này xóa đi lời "bắn tai" trước đó của mình thì e rằng trong mắt của rất nhiều người họ sẽ lộ rõ là những người chỉ biết… chạy theo thành tích. Thế nên gọi hay không gọi cầu thủ nhập tịch vào ĐT - đó cũng là một vấn đề mà VFF bây giờ phải đau đầu!?

 

                                                                                       Theo CAND

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục