LTS: Với mong muốn chung tay xây dựng một nền bóng đá VN phát triển ổn định và chuyên nghiệp, luật sư Ngô Đình Hoàng, CTV thân tín của Báo NLĐ, có loạt bài góp ý quanh vấn đề chuyển nhượng

 

Lực lượng cò mồi đang khuynh đảo thị trường chuyển nhượng cầu thủ VN bằng cách lợi dụng những kẽ hở trong các quy định pháp lý hiện hành

 

Hàng loạt vụ tranh chấp chuyển nhượng cầu thủ trong thời gian qua được tung lên mặt báo với không ít chuyện bi, hài. Ai cũng nói mình đúng, bên này tố cáo bên kia phạm luật, đòi bồi thường rồi dọa kiện cáo.
 
Tuy cuối cùng cũng thu xếp xong mà không cần đến hội đồng kỷ luật hay tòa án nhưng cũng cho thấy có sự bất cập trong hành lang pháp lý và thực tiễn trong chuyển nhượng cầu thủ bóng đá ở VN, đặc biệt là quy định liên quan đến hoạt động của nhà môi giới cầu thủ - gọi theo cách bình dân là “cò”.
 
Nói như thế bởi hầu hết các vụ chuyển nhượng sai luật hay dẫn đến thị trường chuyển nhượng cầu thủ bát nháo như hiện nay đều do “cò” giật dây, nhúng tay vào.
 
Thiếu chế tài mạnh, “cò” nhởn nhơ
 
Trong quy định về kỷ luật của LĐBĐ VN (sửa  đổi, bổ sung) ban hành kèm theo Quyết định số 289/QĐ-LĐBĐ VN ngày 8-7-2010 của Ban Chấp hành LĐBĐ VN, chỉ có điều 56 quy định chế tài liên quan đến hành vi xúi giục, gạ gẫm, lôi kéo cầu thủ phá vỡ hợp đồng trái luật.
 
Điều đáng nói là áp dụng vào thực tế chuyển nhượng cầu thủ hiện nay thì quy định trên ban hành chưa ráo mực đã bị lỗi thời vì quá nhẹ, hoàn toàn không đủ tính răn đe người vi phạm.
 
 
Vụ 3 CLB giành thủ môn Phan Văn Santos làm tốn không ít giấy mực của báo chí. Ảnh: Thọ Trung


Có thể CLB, đội bóng còn chút sợ chứ cá nhân, “cò” thì họ coi chế tài đó “nhẹ tựa lông ngỗng”. Những vụ chuyển nhượng mà tiền lót tay cho cầu thủ lên đến hàng 5 - 7 tỉ đồng thì tiền “hoa hồng” mà “cò” nhận được cứ tạm tính là 10% thì mỗi phi vụ như thế “cò” nhận “lại quả” vài trăm triệu đồng là bình thường. Béo bở như thế nên chế tài của LĐBĐ VN đưa ra là đình chỉ làm nhiệm vụ liên quan đến bóng đá ít nhất 3 tháng và bị phạt ít nhất 15 triệu đồng chả thấm vào đâu.
 
“Đình chỉ làm nhiệm vụ bóng đá ít nhất 3 tháng” - quy định này có vẻ là để áp dụng đối với công chức, viên chức, cán bộ hơn là đối với cá nhân, với “cò”. “Cò” hoạt động tự do, biết thế nào là làm nhiệm vụ liên quan đến bóng đá?
 
Nên dù “cò” có vi phạm và áp dụng chế tài này thì cũng chẳng có mốc thời gian nào để buộc “cò” thi hành. Và thực tế, trong thời gian bị kỷ luật thì “cò” vẫn nhởn nhơ hoạt động cũng không thể nào kiểm soát được. Thời gian qua thử hỏi đã có bao nhiêu quyết định xử phạt nào liên quan đến hoạt động sai luật của “cò”?
 
Người người muốn làm “cò”
 
Vì làm “cò” bóng đá mau “béo” nên trước, giữa và sau mỗi mùa bóng là “cò” bóng đá mọc lên như nấm, chẳng mấy quan tâm đến đúng luật hay không mà chỉ cần có cầu thủ phá vỡ hợp đồng với đội bóng cũ để chuyển sang đội bóng mới là “cò” đạt được mục đích kiếm được tiền “hoa hồng”.
 
Thậm chí có những cầu thủ được xem là “sao” cũng muốn nhảy vào đại diện cho cầu thủ khác trong việc thương thảo gia hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc chỉ dẫn đường đi nước bước cho đồng nghiệp chuyển CLB, trên danh nghĩa là thông qua kinh nghiệm bản thân để giúp đỡ đồng nghiệp nhưng thực chất đích nhắm đến cũng không ngoài tiền “hoa hồng”.
 
Chính vì trong thời buổi bóng đá VN đang chuyển mình lên chuyên nghiệp trong khi hành lang pháp lý lại chưa theo kịp với thực tế và vì “cò” có tiếng nói quan trọng đối với các đội bóng và cầu thủ cho nên dễ dẫn đến tình trạng “cò” thao túng thị trường chuyển nhượng cầu thủ, không loại trừ việc thao túng chuyển nhượng cầu thủ của cả một đội bóng.
 
Nếu “cò” đại gia nắm trong tay một số lượng cầu thủ nội và ngoại binh chất lượng nhất định và mạnh về tài chính thì hoàn toàn có khả năng dẫn dắt thị trường chuyển nhượng cầu thủ theo ý mình.
 
Điều này rất nguy hiểm vì nó làm méo mó thị trường chuyển nhượng cầu thủ, gây nên sự mất ổn định, mất đoàn kết trong các đội bóng, tạo ra cung – cầu ảo, giá ảo trên thị trường chuyển nhượng. Khi một vụ việc chuyển nhượng cầu thủ trái phép nào đó xảy ra và phải giải quyết hậu quả của nó thì phần thiệt hại luôn là các đội bóng và cầu thủ.
 
Kỳ tới: Truy trách nhiệm của VFF
 
 
                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục