Có một điểm đáng chú ý trong báo cáo thực trạng và giải pháp về thể thao thành tích cao TPHCM chính là việc không đề cập đến vai trò và hoạt động của các liên đoàn mặc dù TPHCM là địa phương duy nhất trong cả nước có liên đoàn ở hầu hết các môn thể thao đỉnh cao.

 

Đại hội thường niên năm 2010 của LIên đoàn Bóng đá TPHCM.

Muốn làm tốt, phải lấn quyền

Đến thời điểm này, gần như chỉ có LĐ bóng đá (HFF) là hoạt động tương đối hiệu quả. Có 2 lý do: các đội bóng đều chuyên nghiệp, không phụ thuộc về chuyên môn đối với cơ quan quản lý nhà nước và quan trọng hơn, vai trò chủ tịch liên đoàn của ông Lê Hùng Dũng quá nổi bật, đủ sức “lấn áp” các thành viên chuyên môn do cơ quan quản lý cử sang phối hợp.

Ở bóng đá, thi đấu gần như liên tục nên thành tích cũng dễ nhận biết và điều chỉnh. Ví dụ, khi đứng trước nguy cơ trở thành “vùng trắng” HFF đã có ngay 2 thành viên mới là Navibank Sài Gòn (V-League) và Xuân Thành Sài Gòn (hạng nhất) với lực lượng từ nơi khác đến.

Là một doanh nhân nổi tiếng, lại kiêm nhiệm chức Phó Chủ tịch của VFF, ông Lê Hùng Dũng nhanh chóng đem lại nguồn tài chính mạnh, đủ sức tổ chức các giải đấu từ phong trào đến quốc tế. Hoạt động của HFF gần như “che mờ” vai trò bộ môn bóng đá của cơ quan quản lý nhà nước. Đánh giá về điều này, có ý kiến cho rằng HFF đã “lạm quyền” nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng nếu không có sự lấn quyền như vậy, HFF không thể hoạt động hiệu quả được.

Minh chứng là LĐ bóng chuyền. Chỉ trong vòng 5 năm, gần như toàn bộ lãnh đạo liên đoàn lần lượt từ chức vì bất đồng với bộ môn dù đứng đầu là ông Phạm Phú Ngọc Trai - một doanh nhân lừng danh. Đây là liên đoàn rất mạnh trong quá khứ, có thời điểm đưa bóng chuyền vượt qua bóng đá về mức độ quan tâm của quần chúng nhưng đến nay hầu như không thể hoạt động.

Việc 2 đội bóng chuyền nam, nữ chuyển hẳn về cho trung tâm Tân Bình và Phú Nhuận quản lý mới đây gần như “khai tử” liên đoàn một thời lừng danh này.

Không hiệu quả vì bận cãi nhau với bộ môn?

Một lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch cho rằng, hiện tại liên đoàn chỉ cần làm 4 nhiệm vụ là quá… tốt rồi: Tổ chức thi đấu, thuê chuyên gia, vận động tài trợ, chăm sóc đời sống (tiền bồi dưỡng, thưởng…) cho VĐV đỉnh cao. Phần chuyên môn cứ để cho bộ môn.

Dễ nhận thấy là 4 nhiệm vụ trên đều liên quan đến chuyện kiếm tiền, vốn không thuộc chức năng của bộ môn. Thực tế là ngoài HFF, chẳng liên đoàn nào thực hiện nổi 4 công tác trên. Như vậy, phải chăng là việc liên đoàn can thiệp vào chuyên môn là sai?

Cần phải thấy rằng, nếu chỉ làm 4 công việc nói trên thì liên đoàn gần như một công ty quảng cáo, sự kiện. Nhưng để làm được điều đó, họ lại cần phải có sự bảo đảm thành tích thi đấu. Không thể tìm tiền hoặc tổ chức cho hoành tráng mà thi đấu không ra gì. Đấy là lý do các liên đoàn phải can thiệp từ việc tuyển chọn VĐV đến mục tiêu thành tích từng giải đấu cụ thể. Nhưng làm thì dẫm chân lên công việc của bộ môn.

Đã thế, nếu thi đấu không thành công, dư luận lại quy trách nhiệm cho liên đoàn. Thời gian gần đây, ở các môn bóng bàn, cầu lông, bi sắt lại có tình trạng VĐV xin nghỉ, kiện cáo về tiền nong đều để phản ứng với bộ môn. Có biết thì liên đoàn không thể giải quyết được.

Hơn nữa, môn nào cũng có liên đoàn nhưng cơ cấu lại không mạnh. Đa số các vị trí chủ chốt đều do cán bộ sở kiêm nhiệm, “vừa đá bóng, vừa thổi còi” nên cuối cùng  liên đoàn không phát huy tác dụng mà hoạt động chuyên môn cũng kém đi sự linh hoạt cần thiết. Kinh nghiệm tại Hà Nội, trung tâm thể thao số 1 Việt Nam, cho thấy không nhất thiết phải tồn tại các liên đoàn.

Một nhà quản lý thể thao tại Hà Nội thậm chí nói thẳng trên báo rằng thành lập liên đoàn “chỉ mất thời gian cãi nhau”. Thực tế tại TPHCM cũng đã đến gần mức “cãi nhau” nhưng quan trọng hơn là tính hiệu quả của các liên đoàn hiện quá kém cỏi.

 

                                                                                       Theo SGGP

 

 

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục