Nguyệt Ánh (phải) thi đấu ở Asiad 2010 - Ảnh: N.K.

Nguyệt Ánh (phải) thi đấu ở Asiad 2010 - Ảnh: N.K.

Sau 11 năm gắn bó với karatedo và từng đoạt 1 HCV, 1 HCB Asiad, chiều 16-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, Vũ Nguyệt Ánh chỉ biết thở dài vì đã trót theo nghiệp thể thao dù gia đình đã ngăn cản.

 

* Đã có ai ở bộ môn, Tổng cục TDTT hay Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội hỏi thăm Ánh?

- Tôi bị chấn thương nhiều năm rồi, từ đó hay những ngày gần đây cũng không ai điện thoại hỏi han tôi về chuyện chấn thương cả. Có thể do mấy ngày gần đây tôi thay số điện thoại nên khi có ai muốn hỏi cũng không có số.

* Chấn thương của Nguyệt Ánh kéo dài nhiều năm, đó có phải là lý do khiến người trong cuộc thấy đây là chuyện bình thường?

- Sau khi đoạt HCV Asiad 2006, năm 2007 đầu gối phải tái phát chấn thương. Lúc đó tôi được đưa đến Viện 108 khám, bác sĩ nói tôi bị viêm sụn khớp gối. Khi ấy tôi vẫn tham gia tập luyện bình thường và thực hiện các biện pháp chữa trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Năm 2009 gối phải của tôi bị đau quá nặng, buổi tập nào xong chân cũng sưng phù, dịch tràn ra ngoài khiến tôi rất đau đớn nên được trung tâm đưa đến Viện 108 khám lại và quyết định mổ gối phải. Sau ca mổ tôi nghỉ hai tháng phục hồi rồi tập tiếp cho đến trước Asiad 2010 lại đau nặng nên được trung tâm tiêm thuốc năm tuần tăng dịch khớp gối để tập luyện và thi đấu hết hết Asiad 2010.

Sau Asiad vì thấy cả hai gối (kể cả gối đã mổ) đau nặng quá tôi tự bỏ tiền đến Viện 108 chụp để kiểm tra tình hình. Sau khi kiểm tra bác sĩ cho biết hiện cả hai đầu gối của tôi đều bị viêm sụn và tình trạng cả gối mổ và chưa mổ là như nhau.

* Tại sao Viện 108 đã đề xuất mổ tiếp để chữa gối cách đây hai tháng nhưng đến nay mọi thứ vẫn chưa có động tĩnh gì?

- Tôi và HLV Lê Công nói là không đồng ý mổ trong nước. Cách đây hơn một năm tôi đã mổ gối phải ở Viện 108 nhưng chỉ được vài tháng gối đau vẫn hoàn đau, giờ đi kiểm tra tình trạng cả hai gối mổ và chưa mổ đều như nhau nên tôi cho rằng ca mổ năm 2009 đã thất bại. Nếu không cho tôi ra nước ngoài mổ, tôi đành ôm gối về quê.

* Nguyệt Ánh và HLV Lê Công đề xuất được sang Đức và Singapore mổ?

- Vâng. Trước đây tiến sĩ Moss đã khám cho tôi nên vì thế bác Lê Công muốn đưa tôi sang Đức, chỗ viện của bác sĩ Moss. Lúc đó ông Lê Quý Phượng còn là tổng cục phó Tổng cục TDTT đã rất quan tâm và nói sẽ cố gắng giúp tôi sang Đức hoặc sang Singapore mổ.

* Hiện nay Ánh và HLV quyết định không mổ để tập trung cho SEA Games?

- Nếu giờ có mổ đã muộn rồi vì không kịp để đấu SEA Games. Hạng cân của tôi rất quan trọng và không có người chắc chân thay vị trí của tôi nên phải cố gắng hết sức. Tôi thấy mình phải cố gắng vì thành tích của đội.

* Ánh có thấy buồn vì sự bạc bẽo của thể thao?

- Có lẽ tôi đã chai lì với những chuyện như thế này vì thể thao vốn thế. Tôi không phải là trường hợp duy nhất mà trước tôi đã chứng kiến nhiều anh chị bị đối xử tương tự. Tôi trách mình đã quá đam mê thể thao...

* Bố mẹ chị có buồn khi biết tình hình của chị?

- Bố mẹ tôi đã sang Mỹ định cư không có ở VN, và từ lâu bố mẹ đã không muốn tôi tập võ. Tôi đã mất bao mồ hôi, nước mắt cho thể thao VN, nếu không có gì thay đổi, sau SEA Games 26 tôi sẽ nghỉ thi đấu.

 

                                                 Theo TuoiTre

Các tin khác


ASEAN Para Games 12: Ngày thi đấu đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 3/6, trước thềm lễ khai mạc chính thức Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12), tại Sân vận động quốc gia Morodok Techo và Đại học Hoàng gia Phnom Penh ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, đoàn thể thao Việt Nam đã tham gia thi đấu 2 môn đầu tiên là cầu lông và cờ vua. 

Nhiều tân binh góp mặt trong đợt hội quân tháng 6/2023 của ĐT U23 Việt Nam

Đây cũng là đợt tập trung hướng tới Vòng loại U23 châu Á 2024 nên không bất ngờ khi có thêm nhiều gương mặt mới được trao cơ hội.

ASEAN Para Games 12: Lễ thượng cờ các đoàn thể thao tham dự đại hội

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Lễ thượng cờ các đoàn thể thao tham dự Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12) đã diễn ra vào sáng 2/6, tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Campuchia Morodok Techo ở ngoại ô thủ đô của Vương quốc Campuchia.

ASEAN Para Games 12: Các địa điểm thi đấu đã sẵn sàng

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trước thềm khai mạc Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12), nước chủ nhà Campuchia đã hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ thi đấu tại 7 địa điểm trên địa bàn thủ đô Phnom Penh.

Bất ngờ với đối thủ chất lượng giao hữu cùng tuyển futsal Việt Nam trong chuyến tập huấn tại Nam Mỹ

Tối 31/5, đội tuyển futsal Việt Nam với lực lượng gồm 16 cầu thủ dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng Giustozzi Diego Raul đã đáp chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh đi tập huấn tại Nam Mỹ, với hai điểm đến là Paraguay và Argentina.

Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam lên đường tham dự ASEAN PARA Games 12

Sáng 31/5, tại Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), bà Lê Thị Hoàng Yến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tặng hoa và tiễn các vận động viên thể thao người khuyết tật Việt Nam lên đường sang Campuchia dự ASEAN PARA Games 12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục