Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ bắt tay bầu Kiên tại Hội nghị các ông bầu ở đầu mùa bóng. Ảnh: Quang Minh

Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ bắt tay bầu Kiên tại Hội nghị các ông bầu ở đầu mùa bóng. Ảnh: Quang Minh

1. Nếu như công ty VPF không nắm giữ quyền điều hành các giải đấu tại Việt Nam nữa thì đáng vui hay đáng buồn? Ngay khi bầu Kiên bị bắt, đã có dư luận cho rằng “nếu ông ta là người xấu ở lĩnh vực tài chính thì cũng sẽ làm xấu bóng đá Việt Nam”. Nói cách khác, cái nhìn về VPF không còn thiện cảm như trước, nhất là sau một mùa bóng vẫn còn nhiều vấn đề.

 

Thật ra, không ai có thể kết luận VPF làm tốt hay chưa bởi thời gian dành cho họ vẫn còn quá ít trong khi những gì còn lại của thời VFF quản lý lại còn quá nhiều và khá gai góc. Đánh giá về VPF cũng như những gì mà bầu Kiên làm cho bóng đá lúc này là quá vội vàng.

Điều quan trọng không phải là VPF có làm tốt hay không mà nên có một VPF hay không, đấy mới là vấn đề. Chúng ta vẫn từng xem sự ra đời của VPF là một cuộc cách mạng, một bước ngoặt của bóng đá nước nhà. Nếu VPF làm chưa tốt, hãy tìm cách ủng hộ để làm tốt chứ chưa thể vội vàng phủ nhận vị trí của VPF theo kiểu đó chỉ là một sản phẩm của bầu Kiên. Chưa biết (và có thể không bao giờ biết) bầu Kiên sẽ dùng VPF làm những gì nhưng không thể vì không còn bầu Kiên mà VPF chẳng còn giá trị gì với bóng đá Việt Nam.

2. VPF đã ra đời trong một hoàn cảnh có thể nói là “dữ dội” và khốn thay, có thể cái kết của nó còn dữ dội nhiều hơn nữa, sau việc bầu Kiên bị bắt. Tuy nhiên, nếu gạt câu chuyện về bầu Kiên sang một bên thì VPF lại đem đến nhiều suy nghĩ.

Thứ nhất: chỉ vì thiếu bầu Kiên mà VPF có khả năng bị mất quyền lực thì điều đó đồng nghĩa cái sự ra đời của công ty này có phần gượng ép. Nói cách khác, nếu không có ông bầu ấy, thì chưa chắc có VPF. Suy luận thêm ra thì các ông bầu sáng lập VPF cũng chưa sẵn sàng và kể cả VFF cũng chưa chấp nhận VPF như một thực tế khách quan, một xu thế của thời cuộc. “Số phận” VPF càng mong manh thì mục đích tồn tại của nó càng cho thấy chưa đủ độ “chín”.

Thứ hai: việc VPF mất giá trị quá nhanh chóng cho thấy bóng đá Việt Nam chưa sẵn sàng cho bóng đá chuyên nghiệp. Rõ ràng là thế. Mang tiếng là học theo mô hình của các nền bóng đá tiên tiến nhưng đến nay, có học được gì đâu. Mọi thứ được vận hành theo tính toán của một ông bầu và hoạt động theo phương án “tới đâu, tính tới đó”, kể cả chuyện tiền bạc. Một công ty mà từ bộ máy đến năng lực kinh doanh đều phụ thuộc vào số ít cá nhân đứng đầu thì rõ ràng, tương lai là cả dấu hỏi.

3. Khi VFF cho thấy họ đã sẵn sàng để tiếp nhận lại công việc của VPF thì đồng nghĩa cách đánh giá về VPF của tổ chức này hẳn không cao lắm. Bên cạnh đó, đúng là VPF vẫn chưa làm được gì nên VFF có tiếp nhận trở lại cũng chẳng mấy khó khăn.

Thành ra, cái đáng tiếc không phải là VPF có tồn tại hay không mà là giấc mơ về một nền bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam có khả năng tan vỡ bằng một cái kết dữ dội hơn cả lúc bắt đầu. Ngẫm cho cùng, với một cách làm bóng đá không nền tảng, những hệ thống thi đấu manh mún, và các qui định lỏng lẻo thì cũng chẳng thể đặt niềm tin quá nhiều cho VPF bất chấp vai trò và sự tồn tại của nó là một bước đi quan trọng của bất kỳ nền bóng đá tiên tiến nào.

Thôi thì không lên chuyên được thì về tắm lại chiếc ao làng vậy.

 

                                                                             Theo Báo SGGP

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trọng tài vẫn là vấn đề nổi cộm ở V-League 2012
Không có hình ảnh

Chi đoàn TN Báo Hòa Bình tham gia giải thể thao tuổi trẻ Báo Đảng năm 2012 tại Yên Bái

(HBĐT) - Trong 3 ngày 17-19/8, tại tại thành phố Yên Bái, Chi đoàn thanh niên Báo Yên Bái đã đăng cai tổ chức giải thể thao tuổi trẻ báo Đảng 4 tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Tuyên Quang và Hoà Bình năm 2012.

Địch Giáo – lá cờ đầu trong phong trào TDTT huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Được đánh giá là một trong những đơn vị có sự phát triển mạnh mẽ về phong trào TDTT, những năm qua, xã Địch Giáo (Tân Lạc) không chỉ phát triển các môn thể thao quần chúng mà những môn được coi là thế mạnh, mũi nhọn cũng nhận được sự quan tâm, đầu tư. Nhờ đó, đội tuyển của xã đã giành được nhiều thành tích cao tại các giải thi đấu thể thao của huyện, đồng thời có nhiều VĐV được tuyển chọn tham gia và giành được huy chương tại giải tỉnh, quốc gia.

80 VĐV về tham dự giải bóng bàn, cầu lông Cựu chiến binh huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 14/8, Hội CCB huyện Lương Sơn phối hợp với phòng VH – TT tổ chức giải bóng bàn, cầu lông năm 2012. Tham dự giải có 80 VĐV đến từ 21 xã, thị trấn và khối cơ quan, đơn vị của huyện. Trong đó, có 52 VĐV môn cầu lông và 28 VĐV môn bóng bàn.

Đoàn Hoà Bình xếp thứ 7 tại Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc

(HBĐT) - Vòng chung kết HKPĐ toàn quốc lần thứ VIII-năm 2012 được khởi tranh từ cuối tháng 7 đã bế mạc vào tối 12/8. Trong cuộc đua tài này, đoàn Hoà Bình đã đoạt 3 huy chương vàng (bắn nỏ, điền kinh), 4 huy chương bạc và 12 huy chương đồng. Nổi bật tại các cuộc đấu tại Cần Thơ có VĐV Bùi Văn Nghiêm (THPT nam Lương Sơn) đã đoạt 2 huy chương vàng (chạy 200 m nam và chạy 4 x100 m tiếp sức nam THPT).

110 VĐV tham dự giải cầu lông – bóng bàn – tennis khối Văn phòng cơ quan hành chính Nhà nước

(HBĐT) - Từ 10 - 11/8, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức giải thể thao chào mừng kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống Văn phòng cơ quan hành chính Nhà nước (28/8/1945 – 28/8/2012). Tới dự và động viên giải có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thành phố.

Ngành GD&ĐT tỉnh được tặng 6 bằng khen về công tác giáo dục thể chất

(HBĐT) - Vừa qua, tại Cần Thơ, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác giáo dục thể chất và phong trào HKPĐ giai đoạn 2008-2012. Tại hội nghị có 2 tập thể và 4 cá nhân tỉnh ta đã được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục