Chưa có mùa bóng V-League nào mà bức tranh trước ngày khởi tranh lại ảm đạm như năm nay. Thậm chí đến thời điểm này, VPF cũng chưa xác định được sẽ có bao nhiêu đội có thể tham dự V-League 2013.

Các ông bầu đấu tiền khiến các cầu thủ được cao giá. Ảnh: Quang Thắng
Các ông bầu "đấu tiền" khiến các cầu thủ được "cao giá". Ảnh: Quang Thắng

Đừng đổ lỗi hết cho “bầu”

Một cuộc khủng khoảng đang diễn ra ở V-League và hai bên đang đổ lỗi cho nhau. “Một số ông bầu làm bóng đá theo kiểu ngẫu hứng, không có sự bền vững. Khó khăn là chung của hầu hết các đội chứ không riêng gì ai, việc các ông bầu đột ngột bỏ rơi đội bóng khiến tôi cảm thấy buồn” - Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã than thở trên một tờ báo như vậy sau sự kiện bầu Thọ trả lại N.Sài Gòn. Trong khi trong một diễn đàn khác, người từng là ông chủ của HN T&T và SHB Đà Nẵng - ông Đỗ Quang Hiển - chỉ trích các quan chức VFF: “Một cuộc khủng hoảng thật sự đã diễn ra và đang không dừng lại. Thế nhưng các nhà quản lý vẫn như người ngoài cuộc!”.

Đồng ý rằng ăn xổi, hớt ngọn, dùng bóng đá để làm thương hiệu, đó có thể là cách làm của một số ông bầu, đã đẩy bóng đá VN vào khó khăn như hiện nay. Nhưng VFF có nhận thấy rằng, ngay từ khi định hướng các ông bầu làm bóng đá chuyên nghiệp, họ đã sai đường. Khi những cuộc “đấu tiền” giữa các ông bầu đưa giá của Công Vinh, Quang Hải, Phước Tứ..., các ngoại binh như Samson, Timothy, Kesley..., thậm chí cả những cầu thủ mới nổi như Đình Tùng, tới những cái mức điên rồ, thì VFF ở đâu? Lương, thưởng, tiền lót tay cầu thủ “loạn” tới mức những ông bầu từng đi đầu ở V-League như bầu Đức, bầu Thắng... dù cố gắng giữ vững nguyên tắc không phá giá của mình, có lúc vẫn phải lắc đầu ngao ngán, khi ấy VFF ở đâu?  

Dắt tay đưa các doanh nghiệp vào V-League, nhưng VFF lại bỏ mặc các ông bầu đấu tiền thay vì buộc họ phải đi theo hành lang chuyên nghiệp thực thụ của mình. Làm chuyên nghiệp theo kiểu cứ đi rồi thành đường, nhưng VFF lại không chịu chỉ lối và định hướng thành đường, lạc đường là hậu quả tất yếu.

Bóng đá VN từ khi lên chuyên nghiệp đã đi học hỏi đủ nơi - từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, đến Anh quốc và mới đây là Nhật Bản, nhưng vẫn thấy... không giống ai. 12 năm làm chuyên nghiệp chỉ có... cái tên chuyên nghiệp. Lỗi tại ai?

Cổ phần hóa thực sự, lối thoát của CLB chuyên nghiệp?

Đó là chuyện của ngày hôm qua. Còn hôm nay, khi mà làn sóng bỏ bóng đá của các ông bầu đang dâng cao, việc mà VFF và VPF phải làm là tìm lối ra cho các CLB. Giảm lương, thưởng, hạ giá lót tay là một cách. Thắt lưng buộc bụng, N.Sài Gòn đang tính rằng chỉ cần 27 tỉ đồng/mùa cũng có thể tồn tại ở V-League thay vì 100 tỉ đồng như trước kia. VPF cũng đã tính phương án bơm tiền “trợ cấp” các CLB. Nhưng đó cũng chỉ là những giải pháp tình thế, mang tính “cứu đói” khẩn cấp mà thôi.

Về lâu dài, theo các chuyên gia, VFF và VPF cần tính cách làm bóng đá chuyên nghiệp căn cơ. Cựu chủ tịch của SHB Đà Nẵng và HN T&T Đỗ Quang Hiển - một người rất “mát tay” làm bóng đá và làm đâu thắng đó - đã đưa ra hai giải pháp: Cổ phần hóa thật sự các công ty bóng đá và tìm thêm nhà tài trợ cho các CLB.

Cổ phần hóa là một trong những điều kiện cơ bản của CLB chuyên nghiệp ở VN từ lâu, nhưng đồng thời ai cũng biết rằng ở V-League, cổ phần hóa chỉ là cái vỏ bọc vì có CLB nào thu được lãi từ cổ phần? Nguồn tiền đổ vào CLB chủ yếu vẫn từ túi các ông bầu, còn cổ đông chỉ 1-2 người để cho có. Trong khi ở các nền bóng đá hiện đại, cổ đông là một phần không thể thiếu để CLB tồn tại lâu dài mà không bị phụ thuộc vào 1-2 nhà tài trợ. Vì vậy, VFF cần có quy chế ràng buộc rõ ràng về cổ phần hóa để các ông bầu làm bóng đá nghiêm túc và cũng để các CLB có thể tự đứng được trên đôi chân của mình.

 

 

 

                                                                            Theo Dantri

 

Các tin khác


ASEAN Para Games 12: Ngày thi đấu đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 3/6, trước thềm lễ khai mạc chính thức Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12), tại Sân vận động quốc gia Morodok Techo và Đại học Hoàng gia Phnom Penh ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, đoàn thể thao Việt Nam đã tham gia thi đấu 2 môn đầu tiên là cầu lông và cờ vua. 

Nhiều tân binh góp mặt trong đợt hội quân tháng 6/2023 của ĐT U23 Việt Nam

Đây cũng là đợt tập trung hướng tới Vòng loại U23 châu Á 2024 nên không bất ngờ khi có thêm nhiều gương mặt mới được trao cơ hội.

ASEAN Para Games 12: Lễ thượng cờ các đoàn thể thao tham dự đại hội

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Lễ thượng cờ các đoàn thể thao tham dự Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12) đã diễn ra vào sáng 2/6, tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Campuchia Morodok Techo ở ngoại ô thủ đô của Vương quốc Campuchia.

ASEAN Para Games 12: Các địa điểm thi đấu đã sẵn sàng

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trước thềm khai mạc Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12), nước chủ nhà Campuchia đã hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ thi đấu tại 7 địa điểm trên địa bàn thủ đô Phnom Penh.

Bất ngờ với đối thủ chất lượng giao hữu cùng tuyển futsal Việt Nam trong chuyến tập huấn tại Nam Mỹ

Tối 31/5, đội tuyển futsal Việt Nam với lực lượng gồm 16 cầu thủ dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng Giustozzi Diego Raul đã đáp chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh đi tập huấn tại Nam Mỹ, với hai điểm đến là Paraguay và Argentina.

Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam lên đường tham dự ASEAN PARA Games 12

Sáng 31/5, tại Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), bà Lê Thị Hoàng Yến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tặng hoa và tiễn các vận động viên thể thao người khuyết tật Việt Nam lên đường sang Campuchia dự ASEAN PARA Games 12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục