Lễ khai mạc SEA Games 28. (ảnh: Hải Đăng)

Lễ khai mạc SEA Games 28. (ảnh: Hải Đăng)

Loại bỏ các môn thi đấu không nằm trong hệ thống Olympic, công bằng trong công tác trọng tài, sử dụng công nghệ hiện đại, quảng bá hình ảnh đất nước qua đội ngũ tình nguyện viên đông đảo, thân thiện... là những thành công nổi bật mà chủ nhà Singapore đã làm được tại Đại hội Thể thao Đông - Nam Á lần thứ 28.

 

Từ lâu nay, câu chuyện “ao làng” tại các kỳ SEA Games đã không còn quá xa lạ. Mỗi lần tổ chức, các nước chủ nhà được toàn quyền quyết định những môn thể thao sẽ có mặt ở Đại hội mà họ đăng cai. Do đó, bên cạnh lợi ích khiến SEA Games luôn là một sự kiện đa màu sắc, quyền lợi này đã dần biến sân chơi này thành “vùng trũng” của thể thao khu vực. Việc thêm vào các môn thi đấu sở trường, hay thậm chí “chia nhỏ” thành nhiều nội dung với ý đồ nâng số lượng HCV trên bảng thành tích luôn được các nước chủ nhà tận dụng triệt để.

Còn nhớ, vào năm 2011, Indonesia đã đưa vào SEA Games 26 rất nhiều bộ môn mà nước này có thế mạnh, nhưng lại không hề nằm trong hệ thống Olympic. Với lợi thế không hề nhỏ này, chủ nhà Indonesia đã kết thúc kỳ Đại hội năm 2011 với 182 HCV - một “kỷ lục” ít nước nào có thể đuổi kịp. Hai năm sau, tới lượt Myanmar khiến các nước tham dự SEA Games 27 “lắc đầu bó tay” khi đưa Chinlone - một biến thể của môn Cầu mây - vào chương trình thi đấu. Trong khu vực, ngoài một vài nước như Thái-lan, Malaysia... Chinlone là môn thể thao hoàn toàn mới lạ, nếu không muốn nói là chưa bao giờ biết đến. Do đó, việc Myanmar hoàn toàn “thống trị” môn này ở SEA Games 27 là điều dễ hiểu.

Việc đưa thêm nhiều môn thể thao “không ai biết” tại các kỳ SEA Games đang dần khiến sự kiện này mất đi mục đích ban đầu là thu hẹp khoảng cách giữa các VĐV khu vực Đông - Nam Á và thế giới. Không những vậy, nó còn làm nặng thêm căn bệnh thành tích, biến SEA Games trở thành “vùng trũng” của thể thao thế giới.

Để cải thiện tình trạng này, trước khi SEA Games 28 khởi tranh, chủ nhà Singapore đã đưa ra một lời hứa, qua đó khẳng định hạn chế tối đa những “món lạ”, đồng thời tập trung vào các môn thể thao Olympic như Điền kinh, Bơi lội, Đấu kiếm, Thể dục dụng cụ, Đua xe đạp... Với một sân chơi phong phú về nội dung, mang tính cạnh tranh cao ở những môn này, các VĐV Việt Nam như Nguyễn Thị Ánh Viên (Bơi lội), Nguyễn Tiến Nhật (Đấu kiếm), Nguyễn Thị Huyền (Điền kinh), Phan Thị Hà Thanh (Thể dục dụng cụ) hay Nguyễn Thị Thật (Đua xe đạp) có cơ hội thể hiện đẳng cấp.

      

Kình ngư trẻ Nguyễn Thị Ánh Viên. (ảnh: Hải Đăng)

Bên cạnh đó, công tác trọng tài cũng đã được cải thiện một cách hiệu quả. SEA Games 28 đã không còn phải chứng kiến những tình huống “dở khóc dở cười” như vụ mất HCV của VĐV Đi bộ Nguyễn Thanh Phúc hồi năm 2013, hay các trường hợp xử “ép”, xử “oan”... Thay vào đó là sự công bằng, minh bạch được chia đều cho tất cả các VĐV.

Điển hình như chiếc HCV Taekwondo đồng đội nữ của bộ ba võ sĩ Châu Tuyết Vân, Nguyễn Thị Lệ Kim và Nguyễn Thùy Xuân Linh ngày 12-6 vừa qua. Tổ trọng tài SEA Games 28 đã xem xét, trả lại đúng “màu” huy chương ở nội dung này sau khi xảy ra sự cố nhầm điểm. Hay một trường hợp khác ở môn Đua xe đạp đường trường nữ, Nguyễn Thị Thật cũng đã được xét giành HCV sau khi tổ trọng tài nhận thấy tay đua này bị đối thủ chèn ép sai luật đoạn về đích.

          

Các võ sĩ Châu Tuyết Vân, Nguyễn Thị Lệ Kim và Nguyễn Thùy Xuân Linh. (ảnh: Hải Đăng)

Một trong những thành công khác của SEA Games 28 là việc đẩy mạnh hiện đại hóa, tự động hóa. Với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, Singapore đã liên kết với các công ty công nghệ hàng đầu thế giới để biến SEA Games 28 trở thành kỳ đại hội thể thao khu vực hiện đại nhất từ trước đến nay. Các sự kiện thể thao được Ban tổ chức phát trực tuyến và hoàn toàn miễn phí trên những kênh truyền thông hàng đầu thế giới, thời gian tổ chức được cập nhật liên tục, dễ tiếp cận qua các trang xã hội, đội ngũ tình nguyện viên đông đảo, thân thiện, nhiệt huyết. Những điểm nhấn như Lễ khai mạc, Lễ bế mạc đều được tổ chức ý nghĩa, ấn tượng nhưng tiết kiệm, khoa học, hạn chế ảnh hưởng tới môi trường...

Tất cả những điều đó đã tạo nên một kỳ SEA Games hiện đại, mang đậm tinh thần thể thao, đúng với khẩu hiệu “Tôn vinh những điều phi thường” mà chủ nhà Singapore đã lựa chọn. Mặc dù chưa thể giải quyết triệt để những vấn đề chuyên môn, nhưng đảo quốc sư tử đã mang lại một cái nhìn khác, nâng tầm SEA Games lên khỏi “vùng trũng” thể thao khu vực.

 

 

                                                                            Theo Báo ND

 

 

Các tin khác

Một pha đánh bóng của cầu thủ bóng chuyền nữ Việt Nam (bên phải) trong trận thắng đội Phi-li-pin 3-0.
VĐV Dương Văn Thái giành HCV ở nội dung chạy 1.500 m nam. Ảnh: QUANG THẮNG
Ánh Viên trên đường bơi tự do. (ảnh: Hải Đăng)
Một pha tranh bóng trong trận đấu giữa U23 Indonesia và U23 Philippines. (ảnh: CNA)

Đua thuyền giành một HCV, hai HCĐ ngày thi đấu cuối

Sau chiếc HCĐ mà Đỗ Thị Thanh Thảo đạt được vào đầu giờ sáng nay 9-6, tay chèo Trương Thị Phương đã xuất sắc giành ngôi đầu ở nội dung C1-200m đơn nữ.

ĐT U23 Việt Nam thắng trận thứ tư liên tiếp

Trận đấu giữa ĐT U23 Việt Nam và ĐT U23 Đong Timor đã khép lại cách đây ít phút với tỷ số 4-0 nghiêng về thầy trò HLV Toshiya Miura.

Chính thức khởi tranh kỳ SEA Games “Tôn vinh những điều phi thường”

Đúng như những gì đã tuyên bố, tối nay 5-6, nước chủ nhà Singapore đã tổ chức lễ khai mạc SEA Games 28 hoành tráng và ấn tượng bậc nhất trong lịch sử các kỳ Đại hội Thể thao Đông - Nam Á. Trong gần hai tiếng đồng hồ, hơn 50 nghìn khán giả, trong đó có nhiều quan chức, lãnh đạo cấp cao, VĐV… đến từ 11 quốc gia trong khu vực ASEAN đã được thưởng thức những màn trình diễn hiện đại, đặc sắc và đầy ý nghĩa.

Hứa hẹn một kỳ đại hội nhiều niềm vui và sự bất ngờ

Tối nay 5-6, trên Sân vận động quốc gia Xin-ga-po, Đại hội thể thao Đông - Nam Á lần thứ 28 - năm 2015 (SEA Games 28) với khẩu hiệu "Tôn vinh sự phi thường" chính thức khai mạc với màn trình diễn nghệ thuật chào mừng hoành tráng nhất từ trước đến nay trong lịch sử tổ chức các sự kiện thể thao tại Quốc đảo Sư tử.

Tân Lạc phát huy thế mạnh môn bơi

(HBĐT) - Giới thể thao Hòa Bình không ai là không biết đến “kình ngư” Bùi Thị Mùi đã từng tham gia thi đấu giải bơi toàn quốc từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau hơn 30 năm thi đấu ở các giải bơi từ cấp huyện đến quốc gia, bộ sưu tập huy chương của cô là niềm mơ ước của bất kỳ VĐV nào. Đến nay, đã ở tuổi U 50, nhưng cô vẫn tiếp tục thi đấu, tranh tài cùng các VĐV trẻ. Hiện nay, song song với thi đấu, cô được Trung tâm VH -TT huyện Tân Lạc mời là người trợ giảng và trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy cho lớp bơi nghiệp dư của huyện.

ĐT U23 Việt Nam thắng đậm ĐT U23 Malaysia với tỷ số 5-1

Tối 2-6, ĐT U23 Việt Nam đã xuất sắc đá bại đối thủ U23 Malaysia với tỷ số đậm 5-1, qua đó giành thêm năm điểm để vươn lên dẫn đầu bảng B môn bóng đá nam tại SEA Games 28.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục