(HBĐT) - Trên thế giới có 3 loại ngôn ngữ cơ bản phổ biến nhất: Tiếng nói dùng giao tiếp trực tiếp, đặc điểm của loại hình ngôn ngữ này giúp đối tác nghe được nguyên bản lới nói và có tính tương tác trực tiếp, điểm yếu cốt tử của nó là nói xong thì gió bay, không lưu giữ được. Ngôn ngữ viết: Dùng trong giao tiếp gián tiếp, hình thức dùng các ký hiệu ghi lại tiếng nói để ghi, khắc vào các vật liệu như: thẻ tre, tấm gỗ, bia đá..., ngày nay là giấy viết. Lời nói của người hôm nay nếu được ghi lại bằng chữ có thể nghìn năm sau người khác vẫn đọc được. Ngôn ngữ cử chỉ, hành động cơ thể: Dùng giao tiếp với người khuyết tật.
Hiện nay trong thời đại KH-KT phát triển mạnh mẽ, nhất là kỷ nguyên công nghệ thông tin, nền kinh tế tri thức... Hiện con người sáng tạo ra rất nhiều ngôn ngữ khác nữa trong khoa học: mật mã, ký hiệu biểu tượng, kỹ thuật số...
Có thể thấy nỗ lực to lớn của người Mường hàng nghìn năm qua đã lưu giữ và truyền miệng khối lượng đồ sộ các di sản văn hóa phi vật thể như; mo Mường, hệ thống tri thức dân gian, phong tục, tập quán, hệ thống tín ngưỡng... Tất cả được lưu giữ và truyền lại cho đời sau cho đến tận ngày nay đều bằng hình thức truyền khẩu, tức là ngôn ngữ tiếng nói trực tiếp.
Thời đại ngày nay, đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ, mở cửa và hội nhập, cùng chung dòng chảy đó, nền tảng sản xuất, cơ cấu xã hội trong người Mường thay đổi rõ rệt. Từ 100% dân số sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp lạc hậu tự cung, tự cấp, nay đang chuyển sang sản xuất hàng hóa. Theo đó, cơ cấu, thành phần cư dân đang chuyển từ nông dân thành những tiểu chủ sản xuất hàng hóa, người buôn bán nhỏ, tầng lớp trí thức được đào tạo bài bản, Vì thế nên sự truyền miệng làm cho văn hóa dân tộc, tiếng Mường ngày càng phai nhạt và đứng trước nguy cơ biến mất hay nói cách khác hình thức lưu giữ văn hóa, tri thức dân gian, trong đó có tiếng nói chỉ phù hợp trong xã hội cổ truyền, không phù hợp với xã hội có nền sản xuất hàng hóa đi lên công nghiệp hóa. Điều này bức thiết đặt ra cần phải có bộ chữ có tính phủ khắp, tinh tế và sâu sắc ghi được hết những đặc trưng phát âm, song phải khoa học để nghi lại tiếng Mường.
Ngoài ra, tiếng Mường cần phải có chữ viết chính thức vì những lý do chủ yếu sau đây: Một ngôn ngữ muốn tồn tại và phát triển thì phải có ngôn ngữ thành văn (tức là có chữ viết). Chữ viết là công cụ lưu giữ và truyền tải văn hóa, tri thức của dân tộc từ đời này sang đời khác. Ngôn ngữ chính là linh hồn và bản sắc của dân tộc. Chữ viết có nhiệm vụ ghi lại chính linh hồn và bản sắc đó.
Khi chưa có chữ viết chính thức, một số nhà trí thức, văn hóa người Mường như: Quách Giao, Bùi Thiện, Vương Anh, Cao Sơn Hải, Đinh ân, Bùi Chỉ, Bùi Nợi, Bùi Huy Vọng... đã sử dụng chữ quốc ngữ để ghi lại văn hóa Mường (như mo Mường, dân ca Mường, sử thi Mường Đẻ đất - đẻ nước ...). Những cách ghi này mang tính cá nhân nên mỗi người ghi một kiểu khác nhau, chưa thống nhất và có nhiều bất cập. Những cách ghi này không phản ánh một cách khoa học, trung thực, giản dị và tiết kiệm tiếng Mường nói chung và ngữ âm tiếng Mường nói riêng.
Việc có một bộ chữ Mường chính thức sẽ khẳng định vị thế của tiếng Mường, bảo tồn và phát triển được ngôn ngữ - văn hóa Mường cho muôn đời sau, đưa tiếng Mường và tri thức văn hoá Mường vượt qua khỏi ranh giới Mường để trở thành di sản của dân tộc, của nhân loại.
Chính vì sự bức thiết đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 nêu rõ: Chú trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể các dân tộc; tuyên truyền giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con người, bản sắc văn hóa các dân tộc, tổng hợp kiểm kê, lập hồ sơ di sản văn hóa trình Bộ VH -TT&DL quyết định công nhận mo Mường, chiêng Mường là di sản văn hóa cấp quốc gia; xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận sử thi mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. UBND tỉnh: “Quyết định các phương án cải tiến hoặc xây dựng mới chữ các dân tộc thiểu số trong tỉnh”. Việc xây dựng bộ chữ Mường được giao cho Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Viện Ngôn ngữ học thuộc Viên Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì đề tài khoa học “Xây dựng bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường” tại tỉnh Hòa Bình do giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Khang, Nguyên Viện trưởng Viện ngôn ngữ học làm chủ nhiệm đề tài. Tham gia đề tài còn có các nhà khoa học của Viện và một số trí thức người Mường.
Trong tiếng nói bản sắc văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc Mường thể hiện rất rõ những đặc điểm có các nguyên âm dài như : e dài, ê dài, o dài, ô dài, u dài (trong tiếng Việt các âm này thường chỉ là các âm ngắn); tiếng Mường có phụ âm kép như tl (tlơ - tlờ) hay phụ âm w (wơ - wờ) (tiếng Việt không có); có âm l (lờ) ở cuối âm tiết (tiếng Việt không có), ví dụ như: tlơi - trời, tlăng - trăng; wê - về, kâl - cây; mâl - mây...
Đặc điểm thanh điệu hay còn gọi là các dấu câu trong tiếng Mường, cơ bản ba thanh, trong đó thanh Không (viết không dấu), thanh sắc (/) và thanh hỏi (?) tương đồng như tiếng Việt. Riêng thanh nặng khi nói nhẹ hơn tiếng Việt, trong khi đó thanh wiê lại cao hơn thanh huyền nằm ở trong khoảng thanh huyền và thanh sắc trong tiếng Việt. Hiện đề tài đang tạm sử dụng ký hiệu (*) đánh trên nguyên âm để thể hiện dấu Wiê và ký hiệu gạch chân dưới nguyên âm (-) để thể hiện dấu nặng trong tiếng Mường.
Ngoài ra còn có một số các biến âm phức tạp giữa các vùng mường vẫn đang được nghiên cứu và xử lý.
Tất cả những đặc điểm đó được các nhà khoa học thực hiện đề tài đang xử lý, công việc đã được hơn nửa chặng đường và đã đạt những thành quả quan trọng. Bộ chữ Mường còn được xây dựng theo áp dụng các thành tựu mới của khoa học ngôn ngữ trên thế giới cũng như chuẩn ngữ ẩm quốc tế, theo đó nó được tích hợp trong Unicode và khai thác tài nguyên trên Symbol.
Hiện các lớp dạy thể nghiệm bộ chữ Mường trong khuôn khổ đề tài dành cho người Mường biết tiếng Việt và thông thạo chữ quốc ngữ, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, đang được tiến hành tại các địa phương trong tỉnh. Đông đảo những người được tham dự học hoan nghênh và tiếp nhận rất tự nhiên dùng chữ ghi lại tiếng Mường. Điều này chứng tỏ bộ chữ đang thể nghiệm được người Mường đón nhận, có tính khoa học và ứng dụng thực tiễn cao.
Chặng đường gìn giữ và phát triển văn hóa Mường trong đời sống đương đại và tiến tới tương lai là một quá trình. Khi có một bộ chữ Mường thống nhất sẽ có thêm một công cụ hữu hiệu, một sự khởi đầu mới cho việc bảo tồn và đưa văn hóa Mường ra khỏi ranh giới sinh sống, tiến tới thành di sản văn hóa của quốc gia và của nhân loại.
Bùi Huy Vọng
(Xóm Bưng, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn)
(HBĐT) - Nhân dân tự nguyện hiến hàng ngàn m2 đất ở, đất ruộng, đất vườn và nguyên vật liệu để làm trường, lớp học; đóng góp vật liệu, tài sản để cứng hóa đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa thôn bản... Đó là kết quả nổi bật mà UBMTTQ huyện Mai Châu đã thống kê qua 5 năm triển khai, thực hiện công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch cộng đồng.
(HBĐT) - Bản Đậu Khụ, xã Thống Nhất quê hương tôi là một vùng ven thành phố Hòa Bình. Cái tên “Đậu Khụ” nghe kỳ kỳ mà gần gũi, thân thương. Từ QL6 đi hơn chục cây số là tới bản. Cuộc sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn nhưng tinh thần đoàn kết, nỗ lực lao động sản xuất của dân bản là một khối vững chắc với tình yêu quê hương son sắt trên mảnh đất bản Dao.
Trả lời phỏng vấn PV, ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết ngày 1-7, Tổng cục Du lịch sẽ có công văn gửi các Sở VHTT&DL, Sở Du lịch trong cả nước đề nghị tiến hành rà soát lại toàn bộ đội ngũ hướng dẫn viên (HDV) du lịch.
(HBĐT) - Huyện đoàn Lạc Thủy vừa phối hợp với Đoàn tình nguyện hè yêu thương Hà Nội 2016 tổ chức tặng quà cho 133 học sinh nghèo vượt khó, học sinh khuyết tật tại trường tiểu học xã Thanh Nông.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã đón 1,15 triệu lượt khách, bằng 57,5% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế là 0,9 triệu lượt, khách nội địa là 1,06 triệu lượt. Thu nhập từ du lịch đạt khoảng 540 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Đồng chí Hà Thị Mai Ly, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - thông tin (VH-TT) tỉnh cho biết: Hoạt động tuyên truyền cổ động diễn ra thường xuyên, có tác động trực tiếp, hữu hiệu đối với các tầng lớp nhân dân.