Trả lời phỏng vấn PV, ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết ngày 1-7, Tổng cục Du lịch sẽ có công văn gửi các Sở VHTT&DL, Sở Du lịch trong cả nước đề nghị tiến hành rà soát lại toàn bộ đội ngũ hướng dẫn viên (HDV) du lịch.

Những địa phương còn thiếu HDV thì phải tăng cường đào tạo, nhất là với thị trường nói tiếng hiếm để đáp ứng nhu cầu ngành du lịch. Ngoài ra công văn cũng đề nghị kiểm tra các doanh nghiệp lữ hành trong địa bàn, nếu phát hiện có doanh nghiệp cố tình sử dụng HDV nước ngoài phải có biện pháp phối hợp các cơ quan liên quan để xử lý theo đúng luật định Việt Nam.

Chiều hôm nay (30-6), Tổng cục Du lịch cũng đã có công văn gửi Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an đề nghị tăng cường kết hợp với các địa phương để kiểm tra tình trạng HDV nước ngoài làm việc tại Việt Nam và nếu phát hiện trường hợp vi phạm để nghị trục xuất các đối tượng này, nếu trường hợp tái phạm thì cấm xuất nhập cảnh vào Việt Nam.

Luật Du lịch Việt Nam điều 32, 33 quy định người được cấp thẻ hướng dẫn viên (nội địa và quốc tế) phải có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam mới được hoạt động hướng dẫn du lịch trong nước. Tuy nhiên thời gian qua đã xảy ra hiện tượng HDV người nước ngoài làm việc “chui” trên lãnh thổ nước ta. Thậm chí có phản ảnh HDV Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi giới thiệu du lịch. Bên cạnh đó, có khách Trung Quốc du lịch khi sang Việt Nam cũng có hành động không tuân thủ luật pháp Việt Nam như đốt tiền Việt, sử dụng tiền Trung Quốc khi giao dịch. Trước vấn đề này, ông Chung cũng cho hay Tổng cục Du lịch đang xem xét các tư liệu, băng hình, nếu những phản ánh này là đúng Tổng cục sẽ có công văn gửi Tổng cục Du lịch Trung Quốc đề nghị chấn chỉnh và xử lý các hãng lữ hành Trung Quốc tổ chức tour có khách và HDV vi phạm.

 

                                                                           Theo Nhandan

 

Các tin khác

Đoàn tình nguyện tặng quà cho các em học sinh nghèo vượt khó, học sinh khuyết tật tiêu biểu của huyện Lạc Thủy.
Không có hình ảnh
Tiết mục tham dự Liên hoan tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2016 của đội tuyên truyền cổ động TP Hòa Bình.
Không có hình ảnh

Tái hiện một “con đường Trường Sơn khác”

Một con đường Trường Sơn khác – con đường Trường Sơn thông tin liên lạc của trạm cơ vụ A69 Lèn Hà, Tuyên Hóa (Quảng Bình) sẽ được tái hiện trong chương trình “Alô, đây là A69”, nhân kỷ niệm 44 năm sự kiện Lèn Hà, do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Quảng Bình vào 20 giờ 10 ngày 3-7 trên kênh VTV1.

Tân Lạc tổ chức giao lưu văn nghệ

(HBĐT) - Ngày 27/6, Phòng VHTT, Hội LHPN huyện Tân Lạc và UBND thị trấn Mường Khến đã phối hợp tổ chức đêm giao lưu văn nghệ giữa các câu lạc bộ chào mừng thành công cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp; kỷ niệm 15 năm Ngày Gia đình Việt Nam và chào mừng đại hội đại biểu phụ nữ các cấp, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Bộ VH,TT&DL yêu cầu giải trình về cuộc thi trao 33 Hoa khôi, Á khôi

Cuộc thi “Duyên dáng doanh nhân Việt” vừa kết thúc mới đây khiến dư luận vô cùng bức xúc khi BTC “hào phóng” trao...33 danh hiệu Hoa khôi, Á khôi. Trước nhưng thông tin lùm xùm xoay quanh cuộc thi “vượt rào” này, Thanh tra Bộ đã vào cuộc, yêu cầu Sở VH&TT TPHCM giải trình.

Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc

(HBĐT) - Sinh thời, Bác Hồ đã nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định mục tiêu: Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, là tổ ấm của mỗi người là tế bào lành mạnh của xã hội, là trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

Hội thi “Gia đình hạnh phúc” tỉnh năm 2016

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày gia đình Việt Nam (28/6/2001- 28/6/2016), ngày 24/6, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với UBND huyện Lương Sơn tổ chức hội thi “Gia đình hạnh phúc” năm 2016. Đến dự đồng chí Nguyễn Văn Chương, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo UBND huyện Lương Sơn và các Sở, Ban, Ngành.

 Bài 6: Phương pháp trình tấu chiêng Mường

(HBĐT) - Khi trình tấu thường bắt đầu bằng chiêng Bồng với những nốt nhạc mở đầu được gọi là lên chiêng, dậy chiêng, chiêng gọi. Phương thức trình tấu các bản nhạc cồng chiêng theo kết cấu 4 âm. Theo GS - TS KH Tô Ngọc Thanh thì: “âm nhạc cồng trong sắc bùa Mường, ta thấy tất cả các bài cồng đều được xây dựng trên một cấu trúc cơ bản 4 âm: (Bính - bang - bính - rầm) và các biến thể của nó”: “Bang - bính - bang - rầm hay Bính - bính - bang - bính - bính - rầm”...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục