(HBĐT) - Về với đất Mường Hòa Bình, du khách không chỉ có cơ hội tham quan những di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn được trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực phong phú, mang đậm nét văn hóa dân tộc. Một trong số đó có cơm Lam. Với cách chế biết đặc biệt và hương vị độc đáo, cơm lam Hòa Bình đã trở thành một món ăn độc đáo, ấn tượng.


Cơm lam được bày bán tại cổng khu du lịch sinh thái suối khoáng Kim Bôi.

Không biết món cơm lam ra đời từ bao giờ, chỉ biết rằng trước đây người dân miền núi thường xuyên phải đi rừng dài ngày, có những đợt kéo dài nửa tháng. Do không tiện mang xoong nồi đi để nấu, họ chỉ mang theo bên mình một chút gạo và ít muối trắng hoặc cầu kì hơn là mang theo mấy miếng thịt ướp để làm lương thực. Khi gần đến bữa ăn, họ sẽ chặt ống tre, ống nứa bên đường, bỏ chút gạo và nước vừa đủ vào bên trong ống sau đó sẽ cho vào bếp lửa để nướng. Đây là cách làm chín gạo thành cơm mà không cần đến xoong, nồi. Bên cạnh cơm lam, người ta còn nghĩ ra cách làm cá lam, thịt lam....

Cách chế biến cơm lam rất đơn giản mà hầu như người con nào sinh ra từ núi rừng Tây Bắc cũng biết làm. Đầu tiên là khâu chọn ống nứa, muốn có ống cơm lam thơm ngon, đẹp mắt thì phải chọn cây nứa tươi, có vỏ ngoài xanh đậm, chặt khúc dài khoảng 30cm. Kế tiếp là khâu chọn gạo nếp: Gạo để làm cơm lam là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn, mẩy, màu trắng sữa và có mùi thơm. 

Đầu tiên, vo gạo cho sạch, ngâm khoảng 6-8 tiếng, sau đó vớt ra rổ để ráo. Tiếp đến, đổ gạo vào ống, cho nước ngập gạo và lấy lá chuối khô hoặc cắt mía thành khúc nhỏ dài 3cm để nút ống cơm lam. Lưu ý, khi đổ gạo không đổ đầy ống mà cách ra một khoảng để khi gạo chín sẽ nở đầy miệng ống. 

Khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị, ống cơm lam sẽ được đem nướng trên lửa. Trong lúc nướng, liên tục xoay ống nứa để cơm được chín đều. Để ý thấy hơi nước bốc ra từ nắp có mùi thơm là cơm lam đã chín. Lấy dao chẻ lớp vỏ bên ngoài, chỉ để lại lớp lạt mỏng. Khi ăn, bóc vỏ rồi ăn cùng với muối vừng hay đơn giản chỉ là muối trắng cũng rất ngon. 

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, cách làm cơm lam cũng đã có đôi chút nét đổi khác. Bên cạnh cơm lam thông thường còn có cơm lam nước dừa, cơm lam ngũ sắc, cơm lam lạc.... Người dân cũng không còn làm cơm lam để ăn khi đi rừng đi núi nữa mà nó đã trở thành món ăn gắn bó với đời sống hằng ngày của người dân. 

Không chỉ vậy, cơm lam không đơn giản dùng để "ăn cho qua bữa” mà đã được nâng tầm lên thành sản phẩm du lịch. Nó đã trở thành món quà mang về xuôi mỗi khi du khách có dịp lên Hòa Bình. Cơm lam còn có mặt ở rất nhiều nhà hàng lớn nhỏ ở thành phố Hà Nội. Món ăn tưởng chừng đơn giản, dân dã đã trở thành thương hiệu của mảnh đất Hòa Bình. 

Cầm trên tay ống cơm lam – một sản vật của dân tộc mình, trong tim tôi cũng dâng lên một cảm xúc khó tả. Là một người con của mảnh đất Mường, sinh ra và lớn lên trong cái nôi của nền văn hóa dân tộc, tôi luôn trân trọng những sản vật mang đậm nét văn hóa dân tộc. Và hơn cả là tâm trạng phấn khởi khi thấy sản vật ấy được giới thiệu rộng rãi đến người dân mỗi khi có dịp đến Hòa Bình. 

Chị Bùi Thị Nguyên, người làm cơm lam lâu năm tại suối khoáng Kim Bôi (huyện Kim Bôi) cho biết: " Trong vài năm gần đây, khách du lịch mua cơm lam ngày càng nhiều, một phần họ mua để ăn luôn tại chỗ, một phần họ mua về làm quà biếu bạn bè, người thân. Nhờ vào việc làm cơm lam, kinh tế gia đình tôi và một số hộ khác cùng làm cơm lam cũng được cải thiện lên từng ngày.” 

Chia sẻ với chúng tôi khi đang chọn mua cơm lam, Ông Mai Đình Tú (phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) nói: " Tôi thường xuyên đưa vợ con lên Hòa Bình chơi, lần nào lên cũng mua cơm lam về làm quà. Mọi người ở cơ quan và gia đình tôi thích lắm, lần nào tôi có dịp lên Hòa Bình cũng nhắc mua cơm lam.” 

Trải qua thời gian, qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, cơm lam vẫn luôn hiện hữu trong đời sống của người dân xứ Mường. Một món ăn tưởng chừng như đơn giản ấy lại mang trong mình những giá trị văn hóa đặc biệt, chứa đựng những ý tưởng độc đáo của người dân bản địa.

Khánh Linh

(Sinh viên kiến tập, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)


Các tin khác


Đảm bảo an ninh trật tự mùa lễ hội

(HBĐT) - Năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 54 lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao được đăng ký tổ chức, trong đó 3 lễ hội cấp huyện và 44 lễ hội cấp xã, thôn, bản. Đến nay có 47 lễ hội đã được tổ chức. Các lễ hội diễn ra chủ yếu vào mùa xuân và thường tổ chức từ 1 - 3 ngày. Các lễ hội cấp huyện, xã như Mường Thàng (Cao Phong), Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), đình Khênh (Lạc Sơn), Mường Động (Kim Bôi)… thu hút hàng vạn người dân, du khách. Lễ hội cấp xóm như lễ hội Xuống đồng xã Xuân Phong (Cao Phong) cũng có hàng nghìn người tham dự. Riêng 2 lễ hội tâm linh diễn ra dài ngày, thường kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh là lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy) và đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc). Vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, lượng khách dồn về đông, nhiều thời điểm còn quá tải như tại đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc). Điều đó đặt ra những vấn đề về an ninh trật tự tại các điểm lễ hội.

Những người giữ lửa cho nhạc cụ dân tộc xứ Mường

(HBĐT) - Cùng với xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam, ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại hình giải trí độc đáo và mới mẻ, âm nhạc dân tộc đang ngày một phai nhạt trong xã hội hiện đại. Thế nhưng thành viên câu lạc bộ nhạc cụ dân tộc xóm Đoàn Kết 2 – xã Phúc Tiến – huyện Kỳ Sơn vẫn ngày đêm dành hết tình yêu, nhiệt huyết ra sức giữ gìn để âm nhạc dân tộc không bị mai một.

Khảo sát liên kết xây dựng tour du lịch Hà Nội – Hòa Bình

(HBĐT) - Thực hiện chương trình hợp tác phát triển du lịch, ngày 30/3, Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình và Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Công ty TNHH Sunsmile Travel Việt Nam tổ chức đoàn khảo sát để liên kết xây dựng tour du lịch Hà Nội – Hòa Bình. Tham gia đoàn khảo sát có ngài Konstantin Vnukov, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền - Đại sứ quán Nga cùng phu nhân và một số cán bộ làm việc tại Đại sứ quán Nga; đại diện Sở Du lịch Hà Nội.

Du lịch là cầu nối thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch tại lễ khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hà Nội 2018), vừa diễn ra ngày 29-3 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô Hà Nội.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch - tư duy, cách làm mới

(HBĐT) - Công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý và cả nhân viên làm du lịch chuyên nghiệp. Đó là thực trạng và cụm từ này được nhắc đến nhiều trong các diễn đàn bàn về du lịch của tỉnh và các huyện, thành phố trong những năm gần đây. Từ những diễn đàn này đã gợi mở hướng đi, cách làm mới để phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Huyện Lạc Thủy: chuyển biến tích cực trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) huyện Lạc Thủy đã có nhiều chuyển biến tích cực, thấm sâu vào đời sống từng gia đình, khu dân cư, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, đưa phong trào ngày càng có chất lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục