(HBĐT) - Hòa Bình có 6 dân tộc chính là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông sinh sống, tạo nên sự phong phú về tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được đặc biệt quan tâm.


Những người nắm giữ tri thức chữ viết của các dân tộc chủ yếu là những người thực hành nghi lễ tín ngưỡng trong cộng đồng, thầy mo, thầy cúng... Trước thực trạng tiếng nói, chữ viết của các DTTS có nguy cơ bị mai một, một số nghệ nhân và bậc cao niên của đồng bào DTTS đã tích cực mở lớp truyền dạy chữ viết, dạy tiếng nói cho các thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, nhiều trường học đưa chương trình dạy tiếng dân tộc vào chương trình giảng dạy của trường. Tuy nhiên, công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực của mỗi người dân đồng bào DTTS.

Nhiều năm nay, ông Lường Đức Chôm, nghệ nhân ưu tú lĩnh vực dân gian dân tộc Tày ở xã Trung Thành (Đà Bắc) vẫn miệt mài, bền bỉ với công việc truyền dạy chữ viết, tập quán tín ngưỡng dân tộc Tày cho bà con dân tộc Tày huyện Đà Bắc. Không quản nắng, mưa, ở đâu bà con có nguyện vọng được học chữ Tày là ông tìm đến tận tình hướng dẫn. Từ những em nhỏ đang học tiểu học đến những người trung, cao tuổi đều rất hào hứng với các tiết học đặc biệt này. Ông chia sẻ: Tiếng nói, chữ viết là hồn cốt, là tinh hoa của mỗi dân tộc. Dân tộc Tày có tiếng nói, chữ viết riêng, nhưng do nhiều yếu tố tác động mà chữ viết đang dần bị mai một. Nhìn thấy người Tày mà không biết nói, biết viết chữ Tày và không am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình tôi thấy rất tiếc nuối. Với mong muốn lưu giữ tiếng nói, chữ viết của dân tộc, nên ngoài sưu tầm, biên soạn các lễ hội, luật tục, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào, ông Chôm đã mở lớp dạy học chữ Tày miễn phí cho bà con trong xã và các vùng lân cận. Tại đây, bà con không chỉ được học về chữ viết Tày cổ mà còn học các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của dân tộc. Từ ngày mở lớp học chữ Tày đến nay, số lượng người biết viết chữ Tày và hiểu về các luật tục, tập tục, tín ngưỡng văn hóa của dân tộc tăng lên. Thông qua đó, không chỉ giúp mọi người hiểu về ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa người Tày mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc. 

Tiếng nói, chữ viết là linh hồn của mỗi dân tộc, việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của một dân tộc chính là bảo vệ, gìn giữ linh hồn của dân tộc ấy. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng về việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết DTTS, nhiều chính sách cụ thể liên quan đến bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết dân tộc đã được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Tại các địa phương, nhất là vùng đồng bào DTTS, nhiều nghệ nhân, những người nắm giữ tri thức dân gian, am hiểu về văn hóa, tín ngưỡng, ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình thường xuyên mở các lớp, các nhóm để hướng dẫn, truyền dạy cho bà con, từng bước lan tỏa, khơi dậy niềm đam mê, tự tôn dân tộc. Song song với đó, ngành giáo dục, văn hóa, Ban Dân tộc tỉnh mở lớp dạy chữ dân tộc tại các địa phương thu hút nhiều người tham gia học. Đặc biệt, UBND tỉnh đã quyết định ban hành bộ chữ dân tộc Mường tỉnh và đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường học, mở lớp bồi dưỡng chữ Mường cho cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

Đỗ Hà

Các tin khác


Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp: Điểm sáng phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) là một trong những công đoàn cơ sở tiêu biểu trong phong trào văn hóa, văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT) tại cơ sở. Với việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động đã thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên (CBGV), người lao động và học sinh tích cực tham gia.

Phố Hữu Nghị: Điển hình xây dựng nếp sống văn hóa, khu dân cư văn hoá

So với các khu dân cư (KDC) trên địa bàn thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), phố Hữu Nghị có thành tích nổi trội hơn trong thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (TDĐKXDĐSVH). Quá trình phấn đấu, phố có nhiều năm liên tục đạt danh hiệu KDC văn hoá, tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm đạt 99% trở lên, năm 2023 đạt 99,4%.

Thắp sáng phong trào văn hoá văn nghệ ở trung tâm thành phố Hoà Bình

Xem một chương trình văn nghệ cấp phường được Ủy ban MTTQ và các đoàn thể phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình tổ chức trên tuyến phố đi bộ - đường đê Đà Giang nhiều người ngỡ đó là sự kiện văn hóa cấp thành phố. Bởi chương trình biểu diễn được chuẩn bị công phu, đảm bảo yếu tố nghệ thuật, thời lượng… và thu hút đông đảo người xem, cổ vũ.

Đặc sắc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang tỉnh

Vừa qua, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024 được tổ chức thành công. Các đoàn nghệ thuật quần chúng đã thể hiện những chương trình nghệ thuật đặc sắc, để lại ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của công chúng.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2

Tối 20/5, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tỉnh Gia Lai tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2.

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc ''Bài ca Điện Biên''

Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc "Bài ca Điện Biên”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục