NDO - Điệu múa cổ giáo cờ giáo quạt xuất hiện từ thời nhà Trần đang còn được lưu truyền tại làng Giắng (làng Thượng Liệt), xã Đông Tân, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình). Đã có thời điểm tưởng thất truyền, nhưng bằng sự bền bỉ, truyền dạy từ đời này sang đời khác, điệu múa đặc sắc này vẫn đang âm thầm khẳng định sự trường tồn trong đời sống dân gian.



Điệu múa giáo cờ giáo quạt làng Giắng, xã Đông Tân (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) hiện còn bảo tồn được 36 cấp múa.

Ông Trần Đình Ân, Trưởng Ban quản lý di tích đình, đền và chùa Thượng Liệt cho biết, theo các thần tích, thần sắc hiện đang lưu giữ và theo lời kể của các cụ cao niên, điệu múa giáo cờ giáo quạt do công chúa Quý Minh con vua Trần Duệ Tông sáng tạo ra.

Múa giáo cờ giáo quạt là hình thức múa dân vũ tập thể. Nội dung điệu múa diễn tả tâm trạng của một cô công chúa trước khi đi xa làm lễ tạm biệt vua cha, trong đó thể hiện ước vọng một cuộc sống no đủ cho dân chúng.

Có tất cả 36 cấp múa, trong đó cấp đầu tiên là múa đi sứ, múa má, múa bái vua. Khi biểu diễn sẽ có một người đánh trống, một người hát dóng và có từ 40 đến 50 người múa (còn gọi là cô lèn).

Các cô lèn bắt buộc phải là những cô gái đồng trinh từ 8 đến 15 tuổi, gia đình không có tang gia. Qua quá trình tuyển chọn sẽ được các bà thợ dạy múa (tức là những người phụ nữ cao tuổi, có uy tín, hát hay và múa giỏi do chính dân làng bầu ra hằng năm). Khi múa, mỗi cô lèn sẽ cầm một lá cờ ngũ sắc nhỏ và một chiếc quạt giấy làm đạo cụ múa.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh (tỉnh Thái Bình) cho biết, múa giáo cờ giáo quạt là điệu múa thiêng, là niềm tự hào của người dân làng Giắng mà không nơi nào có được.

Sở dĩ gọi là múa giáo cờ giáo quạt là bởi khi múa tay cờ, tay quạt luôn hoán đổi cho nhau, hay còn được gọi là tráo cờ, tráo quạt. Tiếng địa phương gọi "tráo” là "giáo”, cũng như gọi "trời” là "giời”, do đó mới có từ "giáo cờ giáo quạt” là nghĩa như vậy.

Hiện nay, tại địa phương còn bảo tồn được nhiều cấp múa phức tạp như: múa sắc ngũ phương, múa chèo đò, múa rồng… thể hiện rõ nghi thức múa cung đình thời Trần, xen kẽ với những động tác dân gian tập trung diễn tả cảnh sinh hoạt thôn dã, đồng quê như: chim bay, cò bay, chao tép, vạt tôm, chèo thuyền…

Để gìn giữ nét văn hóa đặc sắc, riêng có của mảnh đất này, hiện nay, tại xã Đông Tân đã thành lập Câu lạc bộ truyền dạy điệu múa cổ giáo cờ giáo quạt do bà Lại Thị Thiếu, một nghệ nhân tâm huyết đứng ra trực tiếp truyền dạy. Những năm gần đây, múa giáo cờ giáo quạt còn được đưa vào trong các tiết học ngoại khóa ở một số trường phổ thông trên địa bàn xã Đông Tân.

Được biết, múa giáo cờ giáo quạt làng Giắng chỉ tổ chức duy nhất một lần trong năm ở trước sân đình Thượng Liệt, đó là dịp lễ hội làng diễn ra từ ngày mồng 10 đến hết ngày 12 tháng Giêng âm lịch.

TheoNhanDan



Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục