(HBĐT) - Việc dựng cây nêu mỗi dịp Tết đến, xuân về là nét văn hóa truyền thống. Trong không khí hân hoan đón Tết cổ truyền tại huyện Mai Châu, phong trào dựng cây nêu được người dân tích cực hưởng ứng, làm cho cảnh quan ngày Tết càng thêm tươi đẹp.


Người dân thị trấn Mai Châu (Mai Châu) dựng cây nêu với ý nghĩa cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, đầy đủ, hạnh phúc.

Để phục vụ lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp và đón Tết Quý Mão 2023, nhiều người dân trên địa bàn huyện Mai Châu đã dựng cây nêu đón Tết. Đây là nét văn hóa đặc trưng nay còn ít vùng quê giữ được. Trên địa bàn huyện Mai Châu, những ngày này, đi dọc các tuyến đường liên xã, các tổ dân phố dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây nêu với đủ loại sắc màu. Cây nêu được người dân dựng ngay trước cổng nhà với mong muốn một năm may mắn, thành công, gặp nhiều điều thuận lợi đến với gia đình.

Ông Hà Công Tếch, tổ dân phố Chiềng Sại, thị trấn Mai Châu cho biết: Phong tục dựng cây nêu vào dịp Tết có từ lâu đời. Từ khi còn nhỏ tôi đã thấynăm nào bố mẹ cũng trồng một cây nêu trước cổng nhà. Theo ông Tếch, ngày Tếtdựng cây nêu trước cổng có ý nghĩa thờ phụng thần linh, vong hồn tổ tiên, trừ ma quỷ, xua đuổi những điều xấu của năm cũ.

Theo phong tục cổ truyền, vào những ngày giáp Tết, người dânchọn những cây tre hoặc mai cần, già, thẳng, dài, có ngọn và lá tươi để dựng ngay trước cổng nhà. Ngày nay, việc dựngcây nêu không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn được người dân gắn thêm đèn led trang trí để cây nêu đẹp hơn, nhấtlà vào ban đêm. Phần ngọn của cây nêu được gắn ngôi sao 5cánh cùng lá cờ Tổ quốc hoặc đèn lồng, tạoý nghĩa tinh thần đoàn kết,niềm tự hào dân tộc.

Ông Lò Văn Tiệp, xóm Sài Khao, xã Chiềng Châu cho biết: "Tôi thấy dựng cây nêu rất có ý nghĩa, ban đêm có bóng đèn nháy đẹp, ban ngàycờ Tổ quốc bay phấp phới. Không chỉ gia đình tôi mà các hộ dân trên địa bàn xã năm nào cũng dựng cây nêu trước cổng nhà cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn,đầy đủ, ấm no và hạnh phúc…”.

Trước đây, phong tục trồng cây nêu đã bị mai một, mấy năm gần đây, phong trào trồng cây nêu ở huyện Mai Châu được người dân khôi phục và phát triển. Nhờ đó, dịch vụ bán cây nêu cũng trở nên sôi động vào dịp Tết. Mỗi cây nêu chưa được trang trí có giá từ 100 - 120 nghìn đồng,cây có nhu cầu trang trí giá từ 600- 700 nghìn đồng. Những ngày này, cùng với sắc thắm hoa đào, màu vàng may mắn của cây quất,hình ảnh những cây nêu cùng lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió góp phần tạo nên cảnh sắc rực rỡ, vui tươi dịp Tết đến, xuân về.

Đồng chí Hà Thị Vinh, Chủ tịch UBND thị trấn Mai Châu cho biết: "Việc dựng cây nêu đón Tết cổ truyền không chỉ đem lại không khí vui xuân đón Tết rộn ràng, mà còn góp phần lưu giữ nét đẹp truyền thống ngàn xưa của dân tộc. Thời điểm này hầu hết các gia đình ở thị trấn đã dựng cây nêu trước nhà, người dân trang hoàng rực rỡ làm cho cảnh quan khu phố thêm tươi đẹp chào đón xuân mới”. 

 

 

Hoàng Anh
Thị trấn Mai Châu (Mai Châu)

 


Các tin khác


Chương trình nghệ thuật chào xuân Quý Mão 2023

(HBĐT) - Trung tâm Hoạt động thanh, thiếu nhi tỉnh phối hợp với Thành Đoàn Hòa Bình, Phòng GD&ĐT thành phố vừa tổ chức chương trình nghệ thuật chào xuân Quý Mão 2023 và trao giải liên hoan "Hát dân ca và ca khúc thiếu nhi” TP Hòa Bình 2022.

Trung tâm Văn hoá – Điện ảnh tỉnh góp sức nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân

(HBĐT) - Năm 2022 có nhiều sự kiện chính trị -văn hóa- xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh. Trung tâm Văn hoá – Điện ảnh tỉnh đã triển khai hiệu quả các mặt hoạt động nghiệp vụ, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Khẩn trương chỉnh trang đô thị đón chào xuân mới

(HBĐT) - Chỉ còn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Chính quyền và các đơn vị chức năng đang tích cực triển khai các kế hoạch phục vụ người dân vui xuân đón Tết. Các tuyến đường, khu dân cư, khu vực công cộng trên địa bàn TP Hòa Bình được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu, thảm hoa, cây cảnh. Mọi công việc được đẩy nhanh tiến độ để phục vụ nhân dân đón xuân vui tươi, đầm ấm.

Giữ gìn thương hiệu nón lá Huế

Nón lá Huế là một trong những sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống, thể hiện được nét đẹp của cả một vùng văn hóa Huế. Ðể bảo tồn và phát triển, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang đưa ra, nhiều giải pháp mang tính sáng tạo để vừa phát triển thương hiệu cho làng nghề nhưng vẫn bảo tồn được nghề làm nón thủ công, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập.

Hội thảo quốc tế "Mo Mường và những hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng trên thế giới"

(HBĐT) - Sáng 5/1, Viện Âm nhạc phối hợp Sở VH-TT&DL, Công ty CP truyền thông và phát triển ngày mới tổ chức hội thảo quốc tế "Mo Mường và những hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng trên thế giới". Tham dự có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo lập hồ sơ di sản văn hóa (DSVH) mo Mường tỉnh; Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, các nghệ nhân và đại diện lãnh đạo 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Đắk Lắk, Thanh Hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục