Ngày 22/2, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức họp báo giới thiệu chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943 - 2023).


Họp báo giới thiệu về chương trình.

Theo đó, hoạt động trọng tâm nổi bật là Hội thảo khoa học cấp quốc gia "80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển” diễn ra ngày 27/2 tại Hà Nội và được phát trực tuyến tới 63 điểm cầu ở trụ sở tỉnh, thành ủy hoặc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội thảo đề cập đến hai nội dung chính là: "Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về Văn hóa Việt Nam"; "Văn hoá, con người Việt Nam - Nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới". Thông qua hội thảo, các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và nhận thức sâu sắc thêm các giá trị cốt lõi của Đề cương về Văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng sẽ nhận diện các vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện trong quá trình vận dụng giá trị của đề cương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả giá trị của văn kiện này vì mục tiêu chấn hưng văn hoá, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, hội thảo lần này sẽ không chỉ nhìn lại dấu mốc tự hào ở 80 năm về trước mà chính là một sự tiếp nối. Bộ VH,TT&DL mong muốn từ sự kiện tầm cỡ quốc gia này, thế hệ những người làm văn hóa hôm nay không chỉ cùng nhau nhìn lại ý nghĩa, tầm nhìn của bản đề cương ra đời từ 80 năm về trước mà còn kỳ vọng sẽ có những bàn thảo, giải pháp thiết thực về phát triển văn hóa trong bối cảnh hiện nay, hiện thực hóa phát biểu tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: "Văn hóa là hồn cốt dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn. Văn hóa mất thì dân tộc mất…”.

Tiếp đến sẽ là Lễ kỷ niệm và chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 28/2 với chủ đề: "Đề cương Văn hóa Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử”. Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Song song với các hoạt động hội thảo, lễ kỷ niệm, Tuần phim kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 25/2 đến 3/3 trên phạm vi toàn quốc. Cùng với đó, triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam cũng sẽ được tổ chức trong hai ngày 27 và 28/2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế; dự kiến sẽ có khoảng 80 bức ảnh được trưng bày.


Theo Dangcongsan

Các tin khác


Đắm say điệu khèn bè

(HBĐT) - Khèn bè là loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc Thái, công cụ kết nối yêu thương, là linh hồn cho dân ca dân vũ. Trong các lễ hội của người Thái thường không thể thiếu tiếng khèn bè và điệu hát khắp. Tiếng khèn bè du dương hoà quện tiếng khắp như nói lên tiếng lòng, biểu hiện tâm tư, tình cảm của người Thái.

Dâng sao giải hạn đầu năm - đừng để lòng tin trở thành sự cuồng tín

(HBĐT) - Mới đầu năm trong nhà đã xảy ra bao chuyện: Mồng 3 Tết cậu con trai lớn cùng nhóm bạn tổ chức họp nhóm "công nhân” - hội cùng đi làm ở các khu công nghiệp ngồi nâng chén rượu xuân… quá chén nên bị ngộ độc nhẹ.

Bánh mỳ của Việt Nam đứng thứ 7 trong Top 50 món ăn đường phố ngon nhất thế giới

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, TasteAtlas – chuyên trang được mệnh danh là "bản đồ ẩm thực thế giới" - vừa công bố danh sách 50 món ăn đường phố ngon nhất thế giới, trong đó bánh mỳ của Việt Nam đứng thứ 7 trong danh sách này.

Tập thể cũ Hà Nội: Ký họa và hồi ức

"Tập thể cũ Hà Nội: Ký họa và hồi ức” (nhiều tác giả) là tập sách - tranh và các bài viết về kỷ niệm của những người dân đã từng sống trong các khu tập thể cũ Hà Nội với những hồi ức khó quên.

Để có mùa lễ hội sôi động và an toàn

(HBĐT) - Sau 2 năm tạm dừng và giảm quy mô tổ chức các hoạt động lễ hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mùa lễ hội năm 2023 được tổ chức trở lại thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Các lễ hội mang đậm giá trị văn hoá truyền thống được tổ chức quy mô cả phần lễ và phần hội sôi động và an toàn.

Giữ hồn cốt dân tộc trong âm nhạc truyền thống

(HBĐT) - Tiếng chiêng của đất Mường âm vang, làm nức lòng hàng vạn người có mặt tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) vào sáng mồng 8 tháng giêng năm Quý Mão. Tiết mục hòa tấu chiêng Mường của 500 nghệ nhân và diễn viên đến từ 4 vùng Mường lớn Bi – Vang – Thàng – Động là điểm nhấn nổi bật trong màn nghệ thuật chào mừng Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023. Xứng tầm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Khai hạ với quy mô cấp tỉnh lần đầu tiên được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc của dân tộc Mường. Và một lần nữa, trong sự kiện văn hóa lớn của xứ Mường Hòa Bình, tiếng chiêng lại ngân vang đầy tự hào, khẳng định sức hút đặc biệt của âm nhạc dân tộc trong lễ hội truyền thống.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục