Qua lăng kính hài hước, những vấn đề xã hội nổi cộm năm qua đã được "bóc tách" trong chương trình Táo quân 2010 (buổi ghi hình diễn ra tối qua tại Cung Văn hoá Việt Xô). Đặc biệt, êkíp thực hiện đã biết "bày trò" hơn và "phăng" ra nhiều hình thức trình diễn gây được hiệu ứng thị giác mạnh với khán giả.

Chương trình Táo quân hằng năm đều rơi vào dịp các nghệ sĩ hài bận tập vở, chạy sô nhiều nhất. Lịch tập suốt ba tuần ròng, vì vậy giờ tập của họ đều phải chạy từ 21 giờ đến 3, 4 giờ sáng. Chính vì thế mà tiết lộ với báo chí đạo diễn Đỗ Thanh Hải - "chủ xị" chương trình Táo quân 2010 nói vui rằng "có hôm tập xong về đi thể dục là vừa".

Phần kịch bản Táo quân thường không thống nhất từ đầu đến cuối mà trong quá trình tập còn có những thay đổi, điều chỉnh, có năm có tới 40% kịch bản được cập nhật trong quá trình tập. Chưa kể đến việc, một số vai diễn đòi hỏi diễn viên không chỉ diễn xuất kịch mà còn cần học hát và vũ đạo. Tiếc rằng vì một vài lý do  mà Táo quân 2010 không có sự tham gia của các nghệ sĩ hài phía Nam.

Mô tả ảnh.
Các Táo đang lắng nghe Ngọc Hoàng... căn dặn.

 Với ý định phát hành đĩa phục vụ các khán giả trong nước cũng như kiều bào Việt Nam ở nước ngoài dịp Tết Canh Dần, chương trình Táo quân 2010 lần đầu tiên được ghi hình trong 2 ngày (30, 31/1). Tuy nhiên, "thị trường" vé chợ đen của các phe vé không vì thế mà kém sôi động so với các năm trước với mức giá giao động từ 600 ngàn đến 1.200 ngàn/ một cặp.

Dù tiền phải bỏ ra mua vé cao hơn một số chương trình ca nhạc với sự góp mặt của những "ngôi sao" nhưng nhiều người dân Hà Nội vẫn nghiến răng... chịu chơi. Anh Tuấn (Long Biên) chia sẻ: "Táo quân là chương trình đặc sản của VTV. Bỏ qua thì tiếc lắm. Đi xem buổi ghi hình có cái thú vị là nhiều tình tiết chưa "bị" cắt". 

Mô tả ảnh.
Gia đình Táo Dân sinh và Cộng đồng (bên trái) vào chầu Ngọc Hoàng.

Về nội dung, Táo quân năm nay vẫn đề cập đến những vấn đề đời sống xã hội nổi cộm trong năm qua ở các mảng như giao thông, kinh tế, giáo dục, y tế... Điểm mới là lần đầu tiên có một gia đình Táo có ba thế hệ làm Táo - Táo bà (Vân Dung thủ vai), Táo bố (Đức Hải thủ vai) và Táo con (Đức Khuê thủ vai) lên chầu.

Những chuyện "chướng tai gai mắt" như nạn buôn mỡ thối, hạt dưa có chất gây ung thư cùng hiện tượng "lừa lọc’" để nhiều phụ nữ mang thai giả, cả việc "hù dọa" về đại dịch cúm gây hoang mang cho người dân... được "gia đình nhà Táo" diễn xuất tự nhiên.

Mô tả ảnh.
Tự Long (thứ 2 từ trái sang) vào vai Táo giáo dục khá tốt.

Tuy nhiên, màn chầu của Táo Giáo dục (Tự Long đóng) gây hiệu ứng tốt từ phía khán giả với những câu chuyện "dở khóc dở cười" xung quanh việc chạy trường; đào tạo sinh viên nhưng không quan tâm khi ra trường họ về đâu, làm gì;... thậm chí cả những gợi ý "lạ" như đưa các môn nghệ thuật vào việc dạy học...

Táo Giao thông (Chí Trung đóng) cũng "gãi đúng chỗ ngứa" khi đề cập đến việc bịt hàng rào ở các ngã tư, đào đường, dựng lô cốt... hay như cảnh vất vả mua vé tàu Tết, những tắc trách của một số hãng hàng  không vì hoãn các chuyến bay vô tội vạ, cùng sự vô ý thức của người dân khi tham gia giao thông..

Mô tả ảnh.
Chí Trung (thứ 2 từ trái sang) vào vai Táo Giao thông.

Ngoài ra, chuyện tiền vàng lên xuống thất thường, giá cả leo thang nhưng lương hưu thì... ì ạch, xây nhà  siêu mỏng, tranh chấp mắc dây trên cột điện... cũng được mổ xẻ qua lăng kính hài hước của Táo Ngân hàng (Quang Thắng) và Táo Quy hoạch (Thành Trung đóng).

Đặc biệt, các chất liệu văn hóa dân gian đậm đặc gồm tuồng, chèo, cải lương, hát xẩm, ca Huế, chầu văn... những thứ "muối" giàu vị khoáng, phù hợp với hương vị tết cổ truyền được lồng ghép hợp lý trong các màn chầu của các Táo giúp các phần trình diễn thêm sinh động. 

Mô tả ảnh.
Thành Trung vào vai Táo Quy hoạch.

"Sự thật có thể khiến (ai đó) mất lòng nhưng với cách thức hư cấu, với giọng điệu và phương thức châm biếm hóm hỉnh nhẹ nhàng, xuất phát từ thiện chí xây dựng hơn là đả phá, Táo quân 2010 cũng giống như một số Táo quân năm trước có lẽ khó làm ai mất lòng hay giận lâu được" - nghệ sĩ Tự Long nói. 

                                                                                        Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Người dân ở bản văn (TT Mai Châu) lưu giữ những nét truyền thống của dân tộc.
Không có hình ảnh

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2009 có bất thường?

Giải thưởng Hội Nhà văn 2009 trao chậm, lại chỉ có duy nhất một giải thưởng chính thức cho một tập tiểu luận nên dư luận cảm thấy có những bất thường...

Thị trường băng đĩa cuối năm: Thật giả khó lường

Những ngày cuối năm Kỷ Sửu, thị trường băng đĩa tại TPHCM lại bước vào một mùa kinh doanh mới. Thế nhưng, khác với mọi năm, trong thời điểm hiện tại, thị trường băng đĩa đang chứng kiến những sự trái ngược, một bên là sự sôi động mua bán kinh doanh băng đĩa lậu và một bên là tình trạng hoạt động cầm chừng của các nhà sản xuất chân chính.

Triển lãm "Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam"

- Mừng Ðảng, mừng Xuân, hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm "Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam" từ ngày 29-1 đến 3-2, tại Trung tâm Triển lãm văn hóa - nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Vân Hồ (Hà Nội). Cuộc triển lãm có quy mô lớn, giới thiệu một cách toàn diện những giá trị độc đáo và sức sống hiện đại của kho tàng nhạc cụ quý giá ông cha ta để lại.

Triển lãm “Quảng Ngãi - Hoàng Sa, Trường Sa: Lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam”

Chiều 29-1, tại nhà lễ tân Quảng trường tỉnh, Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi tổ chức triển lãm hiện vật, hình ảnh về “Quảng Ngãi-Hoàng Sa, Trường Sa: Lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam” từ ngày 29-1 đến ngày 12-2-2010.

Bài hát Việt 2009: Chưa hài lòng về chất lượng

Có hay không bài hát của năm? Câu hỏi khó của Bài hát Việt (BHV) 2009 đã có đáp án với sự đăng quang của Đồng hồ treo tường (Nguyễn Xinh Xô). Một đáp án được xem là đã hợp lý với mặt bằng chung của BHV năm nay; nhưng chưa xứng với tầm vóc danh hiệu Bài hát của năm.

Các đơn vị nghệ thuật chuẩn bị chương trình Tết

Những tờ lịch cuối cùng của năm Kỷ Sửu đang dần hết. Đây cũng thời điểm bận rộn của giới nghệ sĩ biểu diễn, khi các đơn vị nghệ thuật đang tất bật với các chương trình nghệ thuật đón Tết. Các Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam… đều xây dựng các chương trình riêng đón Xuân Canh Dần, phong phú và hấp dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục