Du khách đi Lễ chọn mua hàng mã tại Đền Bờ (Thung Nai - Cao Phong)
(HBĐT) - Sau những ngày đón tết vui, xuân đi lễ đền, chùa đã trở thành nhu cầu tâm linh với tất cả mọi người. Ở tỉnh ta cũng vậy, những ngày đầu xuân, từ Đền Mẫu (phường Tân Thịnh – TPHB) đến Đền Bờ (xã Thung Nai – Cao Phong và Vầy Nưa – Đà Bắc) và Chùa Tiên (Phú Lão - Lạc Thuỷ)… ngày ngày có hàng nghìn lượt người với lễ nghi ngày càng cầu kỳ để “Tiễn cựu, nghênh tân”
Đi đền, đi lễ chùa ai ai cũng mong có được sự hưng vượng, bình an, ước nguyện đó thật bình dị. Các cụ xưa nói “Phật tại tâm”, nhưng không ít người lại có ý nghĩ khác, họ cho rằng “Phải lễ to, tiền nhiều, vàng mã rủng rỉnh “hoành tráng” mới linh nghiệm”. Vậy là đi lễ cầu may kéo theo sự xa xỉ, lãng phí, tốn kém. Theo đó, mùa lễ hội các hộ kinh doanh vàng mã được dịp “Lên ngôi”.
Ở tỉnh ta việc sản xuất vàng mã chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, các loại vàng mã chủ yếu được “nhập” vào thị trường từ Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. “Trần sao âm vậy” các hộ kinh doanh giải thích rất ngắn gọn. Vì vậy, vàng mã không chỉ là tiền địa phủ, vàng thoi, bạc nét, lá ngọc, cành vàng, khăn the, áo xếp, ô lọng, ngựa, voi, mũ áo, giày dép, mà còn có cả ô tô, xe máy, ti vi, đô la, thuyền rồng, kiệu sơn son thiết vàng… Người túng thiếu thì đơn giản với giá vài ba chục nghìn đồng, người giàu có thì đầy đủ bộ lệ với giá vài ba triệu đồng, thậm chí mười lăm, hai mươi triệu đồng. Kèm theo là xôi gà, thủ lợn, hoa quả. Bên khói nhang nghi ngút, nhiều chỗ quá đông phải luồn lách mới đặt được lễ, nhiều chỗ quá trật trội phải “Bái vọng” từ xa… nhưng ai nấy dường như đều mãn nguyện sau những giây phút ước nguyện, cầu khấn với gương mặt ấm nồng bên ánh lửa cùng tiếng nổ lách tách của hàng sấp tiền vàng, ô treo, võng lõng, kim ngân, bạc thỏi … được gửi về cõi âm khi hoá vàng.
Không ai thống kê nổi, trong mùa lễ hội du khách đã tiêu tốn bao nhiều ngân quỹ vào tiền vàng hàng mã, nhưng quả thực chuyện cầu phúc, cầu lộc, cầu tài và lo cho âm phần mát mẻ, êm ấm qua “nhang khói tiền vàng” đã ngốn một phần khá lớn thu nhập của nhiều gia đình. Chị Nguyền Thị Nga, ở phường Đồng Tiến cho biết: “Đền Bờ của “Bà chúa đại ngàn” có tiếng là linh thiêng, “Cuối năm trả lễ, đầu năm xin lộc rơi lộc vãi để cầu mong an khang”, nên năm nào tôi cũng đi ít nhất 2 lần. Tính cả tiền xe ôm, vé tàu, ăn uống, đồ lễ, mỗi chuyến cũng hết khoảng 500.000 đồng. Trong đó, riêng tiền lễ, hương nhang, vàng mã hết khoảng 350.000 đồng. Tuy tốn kém, nhưng được an ủi, động viên về tinh thần”.
Ông Lê Anh Tuấn ở Dân Hạ (Kỳ Sơn) giải thích: “Tôi làm nghề lái xe, suốt ngày dong duổi trên đường với những hiểm hoạ khôn lường, nên chỉ cầu mong bốn chữ “Thượng lộ bình an”. Có bỏ ra năm bảy trăm nghìn đồng để xin “âm phù dương trợ” cũng thấy mãn nguyện”.
Chị Nguyễn Thị Oanh, chủ sạp hàng vàng mã ở chợ Phương Lâm (TPHB) cho biết: “Phú quý sinh lễ nghĩa”, sức tiêu thụ hàng mã đã thể hiện một phần điều đó. Không chỉ ngày rằm, mồng một hàng tháng vào dịp lễ, tết nhộn nhịp, tất bật hơn cả là các quầy hàng mã. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng chúng tôi còn có dịch vụ bán hàng qua điện thoại, giao hàng tại nhà. Đặc biệt, vào dịp rằm tháng giêng, tính bình quân mỗi hộ sắm vàng mã cũng hết khoảng 80.000-100.000 đồng”.
Mong ước gia trạch hưng vượng, bình an, công thành danh toại, hôn nhân hạnh phúc, nạn ách tiêu tan… quả là chính đáng, nhưng tất cả những điều đó phụ thuộc vào trí tuệ, sức lực của mỗi người. An ủi, khích lệ về tinh thần từ đời sống tâm linh là nhu cầu không thể thiếu của nhiều người, nhưng cần thận trọng, cân nhắc để tránh lãng phí, tốn kém khi sử dụng vàng mã trong mùa lễ hội.
Đức Phượng
(HBĐT) - Như thường lệ, cứ 2 năm một lần, vào ngày 21/02, tức ngay mùng 7 khai hạ tính theo lịch Mường và là ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bà con nhân dân khắp các nơi xa gần lại tụ tập về tham dự lễ hội đu Mường Vôi thuộc xã Liên Vũ (Lạc Sơn).
Dân ca quan họ Bắc Ninh là vốn văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc. Quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vào ngày 30-9-2009. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ gìn giữ, phát huy loại hình văn hóa này như thế nào trong thời kinh tế thị trường hôm nay...
Nằm trong chuỗi sự kiện văn hóa lớn kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Ngày thơ Việt Nam Xuân Canh Dần 2010 sẽ đươc tổ chức hoành tráng và quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Đó là thông tin đươc Hội Nhà văn Việt Nam cho biết tại cuộc họp báo chiều 23/2.
Những ngày này nếu ai có dịp dạo qua phòng tranh Lotus (67 Pasteur, Q.1 - TPHCM) sẽ bắt gặp một không gian Hà Nội xưa qua những tác phẩm sơn dầu trưng bày trong triển lãm Đi qua mùa sen (diễn ra từ ngày 23-2 đến 2-3) của họa sĩ Quốc Dũng
Ngày 24 – 2, Sở Y tế , Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm ảnh Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập và phát triển
Mỗi khi xuân về từ miền xuôi đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, đâu đâu cũng vậy, không khí hội xuân và mùa hẹn hò đã đến. Già, trẻ, gái, trai kéo nhau tấp nập đi trẩy hội. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có lễ hội riêng biệt vào những ngày của tháng giêng, tháng hai, một số vùng kéo sang cả tháng ba.