Ông đồ già viết chữ Nho

Ông đồ già viết chữ Nho

Ngày 21/4, tại cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cuộc hội ngộ các “ông đồ” Việt Nam lần thứ nhất đã diễn ra, đồng thời cũng là dịp hội ngộ các kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 19.

 

Chương trình do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam, Khách sạn Hoa Lư và Ban trị sự chùa Bái Đính tổ chức nằm trong các hoạt động kỷ niệm 1.042 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Trước đây, nhiều người biết đến những "ông đồ" già bày mực tàu, giấy dó, viết chữ Nho, thì ngày nay người dân cố đô Hoa Lư được tận mắt nhìn những “ông đồ” và có cả “bà đồ” bày mực tàu, giấy dó viết thư pháp chữ Việt.

Lần đầu tiên, cuộc hội ngộ "ông đồ" Việt Nam đã thu hút 100 "ông đồ" từ ba miền đất nước về mảnh đất cố đô nhằm tôn vinh thư pháp Việt với nhiều phong cách đa dạng, phong phú, nét chữ rồng bay phượng múa chẳng thua kém những bức thư pháp chữ Tàu. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, ôn lại những nét văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc, để chữ Việt được thể hiện thành thi họa, là những tác phẩm nổi tiếng đến mọi miền đất nước và truyền bá văn hóa Việt ra thế giới.

Ngay sau lễ khai mạc, các "ông đồ" gồm nhiều thành phần như họa sĩ, kiến trúc sư, nhà thư pháp, nhà sư, nhà văn hóa, già có, trẻ có đã triển khai màn viết thư pháp đặc sắc trước đông đảo công chúng yêu mến dòng thư pháp Việt.

Tuy không giống thư pháp chữ Hán mà nhà ”Thánh thư” Vương Hy Chi hơn 1.000 năm trước đã mô tả: “mỗi nét ngang như mây bay, bày trận, mỗi nét phảy như đôi chân phóng bay, mỗi nét móc như giương cung có sức mạnh phi thường, ” thư pháp Việt thể hiện tính hòa hợp mà khoáng đạt, ý tưởng sâu xa, theo đà suy tưởng và phong cách của mỗi người.

Các "ông đồ" xứ Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã mang đến cuộc hội ngộ nhiều bức thư pháp nổi tiếng cả về giá trị nghệ thuật và kinh tế, thu hút đông đảo khán giả tham quan.

Cuộc hội ngộ "ông đồ" Việt đã trưng bày hơn 400 tác phẩm thư pháp, các bức tranh thư pháp, tả chân dung các danh nhân nổi tiếng trong nước và thế giới, những bức thư pháp khắc trên đá, những bức sơn dầu và nhiều tác phẩm độc đáo khác.

Cũng tại cuộc hội ngộ này, Ban tổ chức trưng bày và công bố 8 kỷ lục Việt Nam gồm cặp câu đối dài nhất với chiều rộng 1,2m, chiều dài 54m, Bản đồ Việt Nam nhiều ấn chương nhất, bộ tranh thư pháp mẫu tự A,B,C có nhiều người viết nhất, người khắc kinh trên đá nhiều nhất... Riêng Ninh Bình được xác nhận 2 kỷ lục là nơi hội ngộ nhiều "ông đồ" nhất và chiếc trống hội lớn nhất Việt Nam.

Tại cuộc hội ngộ, các "ông đồ" đã tặng chữ cho hàng nghìn khách tham gia nhằm quảng bá rộng rãi văn hóa thư pháp Việt Nam đến khắp mọi miền Tổ quốc./.

 

                                                                            Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thư pháp gia Lê Thiên Lý

Hoạt động Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ phải mang hơi thở cuộc sống

“Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ trong đời sống văn hóa đương đại và đổi mới hoạt động bảo tàng” là chủ đề của hội thảo khoa học do Cục Di sản văn hóa, Sở VH-TT và DL TPHCM và Trường Đại học Văn hóa TPHCM phối hợp tổ chức ngày 20-4 tại TPHCM. Nhiều ý kiến xác đáng cùng những tham luận khoa học đã được giới thiệu và thảo luận sôi nổi để nâng chất và phát triển hoạt động của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ - bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam theo phương thức xã hội hóa.

TP.HCM: Bắn pháo hoa tại 7 điểm dịp 30/4

Với 5 điểm bắn pháo hoa tầm cao và 2 điểm bắn pháo hoa tầm thấp, cả TP HCM sẽ rực sáng trong ánh sáng lung linh của pháo hoa nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

"Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội đương đại"

Ngày 20-4, Hội thảo khoa học quốc tế "Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội đương đại" (Trường hợp Hội Gióng) do UBND thành phố Hà Nội, Bộ VH - TT và DL phối hợp với Ủy ban UNESCO Việt Nam, đã được tổ chức tại Hà Nội.

Người giữ kho cổ vật dưới lòng sông Hương

Hiếm có người nào yêu Huế, cũng như cổ vật Huế như ông Hồ Tấn Phan. Ông được gọi là "Người đọc sử dưới lòng sông", "Ông cổ vật", "Kẻ tha thẩn số một"... Còn ông, chỉ nhận mình là người yêu Huế và có duyên gìn giữ kho cổ vật, được trục vớt dưới dòng sông Hương.

Nhạc giao hưởng giống một món ăn mới, thử rồi sẽ biết!

Ở nhiều nước trên thế giới, nếu muốn đánh giá trình độ văn minh, người ta thường nhìn vào dàn nhạc giao hưởng của nước ấy, vì nhạc giao hưởng thực sự là tinh hoa của nhân loại.

Tiền ít, làm sao phim hay?

Cơ chế đổi phim lấy quảng cáo của các đài truyền hình hiện nay không kích thích các hãng phim bỏ tiền đầu tư lớn cho phim truyền hình

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục