Sau Gió nghịch mùa, Đối mặt, Tin vào điều không thể, Người đàn bà thứ hai... nay thêm Sắc đẹp và danh vọng mang “nghi án” đạo phim truyền hình của nước ngoài

 
Bộ phim Sắc đẹp và danh vọng (phát trên HTV7 lúc 13 giờ từ thứ hai đến thứ tư hằng tuần) đang thu hút nhiều người xem bởi câu chuyện kịch tính kể về cuộc đời của những cô gái bước ra từ các cuộc thi sắc đẹp.
 
Khi tập đầu tiên lên sóng, nhiều khán giả từng xem bộ phim Sắc đẹp vĩnh cửu của Hồng Kông đã nhận ra có sự giống nhau giữa hai bộ phim, từ tên, nghề nghiệp, hoàn cảnh của nhân vật cho đến những tình tiết diễn tiến.
 
Khán giả không tránh khỏi cảm giác ngờ ngợ: Phải chăng kịch bản phim lấy của nước ngoài? sự hoài nghi ấy càng tăng khi thời gian qua đã có một số bộ phim bị dư luận phát hiện giống hệt phim Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Cảnh trong phim Yêu từ thuở nào. Ảnh: C.T.V
 
Ý tưởng lớn gặp nhau?
 
Trong phim Sắc đẹp vĩnh cửu có các nhân vật chính tên Tử Hân, Thư Bình, Sở Hùng thì trong Sắc đẹp và danh vọng có Ngọc Hân, Ngọc Bình, Sinh Hùng. Sinh Hùng cũng là một doanh nhân giàu có, sống không tình yêu với người vợ mắc bệnh thần kinh và cũng có một đứa con trai như nhân vật Sở Hùng.
 
Người yêu của Tử Hân trong Sắc đẹp vĩnh cửu là Ngụy Trân - một nhà báo “sở khanh” - thì người yêu của Ngọc Hân trong Sắc đẹp và danh vọng cũng lại là một nhà báo, tên Nguyễn Chương.
 
Chỉ khác có cái kết phim, Ngọc Hân trong Sắc đẹp và danh vọng không chết vì HIV như Tử Hân mà chỉ “suýt bị nhiễm HIV do người tình trước kia nhưng kết quả âm tính”.
 

Phim Việt đang trên đà khởi sắc và ngày càng được khán giả ưu ái. Tuy nhiên, hiện tượng “ý tưởng lớn gặp nhau” xuất hiện ngày một nhiều đã và đang trở thành “con sâu làm rầu nồi canh”.

Trường hợp của Sắc đẹp và danh vọng khiến người xem nhớ lại sự na ná giữa phim Gió nghịch mùa và Khăn tay vàng (Hàn Quốc) trước đó, từ các tuyến nhân vật, chính đến phụ, từ tính cách đến hành xử lẫn các mối quan hệ trong phim. Phim Yêu từ thuở nào (đạo diễn Nhâm Minh Hiền) của biên kịch Khánh Thương bị tố giác sao y tiểu thuyết Chàng trai không biết yêu của tác giả Hạ Thu.
 
Mới đây, khi thông tin về phim Đối mặt vừa bấm máy được đưa ra, đọc nội dung tóm tắt, nhiều khán giả phát hiện có quá nhiều sự trùng hợp với phim Ngàn vàng tiểu thư của Đài Loan dù trong thông tin cho báo chí ghi kịch bản Đối mặt của Thanh Hương.
 
Không chỉ phim phía Nam mà một số phim phía Bắc từng phát sóng cũng bị phát hiện “ý tưởng lớn” gặp nhau. Khán giả xem Tin vào điều không thể thấy cốt truyện, hệ thống nhân vật và tính cách nhân vật tương tự phim Cảm ơn anh đã yêu em của Trung Quốc từng phát.
 
Bộ phim Người đàn bà thứ hai bị phát hiện lời thoại và một số tình tiết giống tiểu thuyết Băng dính hai mặt của Trung Quốc...
 
Đâu là sự thật?
 
Giải thích về chuyện nhiều phim VN bị khán giả cho rằng “đạo” ý tưởng, đại diện của nhà sản xuất bộ phim Sắc đẹp và danh vọng cho biết: “Tất cả chỉ trông chờ vào ý thức của người viết vì mỗi ngày hãng nhận rất nhiều đề cương phim truyền hình gửi về. chúng tôi không có điều kiện xem hết phim truyền hình của các nước bạn để biết đề cương kịch bản định chọn sản xuất có trùng hay “đạo” ý tưởng với phim nào đó hay không.
 
Khi dư luận lên tiếng, hãng mới biết và gọi tác giả đến để xác minh. Nếu thấy có nhiều sự trùng hợp, bộ phận biên tập của hãng cố gắng chỉnh sửa để đừng giống nhau nhiều quá. Phim Sắc đẹp và danh vọng nằm trong trường hợp đó”.
 
Về phim Đối mặt, đại diện nhà sản xuất giải thích: “Ban đầu kịch bản chỉ đề cập chuyện hai chị em sinh đôi, nhưng sau khi hãng làm phim Thẩm mỹ viện nói về một cô gái nhờ dao kéo mà trở thành một con người khác, tổ biên tập nảy ra ý tưởng để cho hai nhân vật chị em song sinh trong Đối mặt, sau khi bị kẻ xấu xô xuống vách núi, bị dập khuôn mặt phải phẫu thuật thẩm mỹ để có gương mặt khác. Kịch bản triển khai theo hướng đó, khi viết có thể một trong những người biên tập từng xem Ngàn vàng tiểu thư nên ít nhiều bị ảnh hưởng”.
 
Biên kịch Châu Thổ- đồng tác giả của phim Gió nghịch mùa- cũng từng giải thích về sự giống nhau của kịch bản phim này với Khăn tay vàng là vì “những bi kịch cuộc sống luôn có mẫu số chung” và chị chưa từng xem Khăn tay vàng, chỉ viết lại hoàn toàn theo mạch chuyện khác, theo kết cục khác, với tính cách nhân vật hoàn toàn được thay đổi nhưng vẫn giữ các tuyến nhân vật chính, tên nhân vật và mạch chuyện chính. 
 
Lời giãi bày của biên kịch Châu Thổ nghe cũng có lý nhưng người xem vẫn không khỏi thắc mắc, hoài nghi về sự tồn tại của nhân vật đứng tên đồng tác giả với chị trong Gió nghịch mùa: Phạm Đào Uyên, bởi khi báo chí hỏi đến nhân vật này, nhà sản xuất lại từ chối cung cấp thông tin.
 
Điều đó không khỏi khiến dư luận nghi ngờ Phạm Đào Uyên chỉ là nhân vật ảo và Gió nghịch mùa là sản phẩm của một vụ “Việt hóa” kịch bản nước ngoài không có bản quyền, cũng như những phim Đối mặt, Người đàn bà thứ hai, Tin vào điều không thể.
 
Đưa ra ánh sáng
 
Trong số những nghi án “đạo” kịch bản, chỉ có một trường hợp được đưa ra ánh sáng và người bị chôm ý tưởng được đền bù thỏa đáng. Đó là trường hợp phim Yêu từ thuở nào.
 
Giữa năm 2009, khi bộ phim truyền hình Yêu từ thuở nào (tựa cũ là Nàng dâu bất đắc dĩ) do Nhâm Minh Hiền làm đạo diễn, phần biên kịch của D.N.K.T lên sóng đài Vĩnh Long, các thành viên của một diễn đàn điện ảnh phát hiện truyện phim “giống đến 80%” tiểu thuyết Chàng trai không biết yêu của cây bút Hạ Thu.
 
Tháng 2-2010, Hạ Thu gửi đơn kiện. Kết quả là Hạ Thu được tác giả kịch bản phim Thanh Giang bồi thường 45 triệu đồng vì ông đã tự ý ăn cắp nội dung cuốn Chàng trai không biết yêu làm thành kịch bản phim Bản hợp đồng bán cho một hãng phim. Sau khi mua, hãng này nhờ biên kịch D.N.K.T chuyển thể thành bộ phim truyền hình Yêu từ thuở nào dài 42 tập.

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thác bản “Rồng duỗi bậc Lăng Minh Mạng”.
Không có hình ảnh

Tranh Argentina góp mặt trên Con đường gốm sứ

Chiều 2/6, Lễ khánh thành đoạn tranh gốm Argentina trên công trình nghệ thuật "Con đường gốm sứ ven sông Hồng" - Công trình 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đã diễn ra tại Hà Nội.

Quần thể mộ cổ trong khuôn viên Viện Pasteur?

Theo chia sẻ của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh thì với kinh nghiệm của một người từng có thâm niên vài chục năm gắn bó với công tác khảo cổ, khai quật mộ cổ, khu vực Viện Pasteur TP HCM tồn tại khá nhiều mộ táng cổ.

Việt Nam sẽ tổ chức Olympic ca nhạc châu Á 2011

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành công văn số 1570/BVHTTDL-HTQT đồng ý cho phép tổ chức cuộc thi Olympic ca nhạc châu Á tại hai thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) và Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 28/8 đến 4/9/2011.

Hòa nhạc và trình diễn Sumo Nhật Bản kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội

Hòa nhạc và trình diễn Sumo Nhật Bản kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội của Nhật Bản: Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN phối hợp với Lãnh sự quán VN tại Nhật Bản tổ chức chương trình hòa nhạc Hà Nội (14&15.8); TP.HCM (21&22.8) với sự tham gia của nghệ sĩ khiếm thị Nobuyuki Tsụii và trình diễn Sumo Nhật Bản với các hoạt động diễu hành, trình diễn, giao lưu...

Bốn lễ hội đặc sắc bên dòng sông Hương

Trong các nội dung của Liên hoan (Festival) Huế 2010, có bốn lễ hội lớn được du khách đặc biệt quan tâm là: Huyền thoại sông Hương, Lễ Tế Giao, Hành trình mở cõi và Ðêm Hoàng cung. Cả bốn lễ hội đều được dàn dựng hoành tráng, vừa mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, văn hóa Huế, vừa kết hợp được các yếu tố hiện đại, trẻ trung, hấp dẫn được nhiều loại hình nghệ thuật sinh động.

Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6: Mùa hè, vào rừng sách trẻ thơ

Trẻ thơ luôn luôn cần tình yêu thương và dìu dắt tận tình ngay từ việc đọc sách. Nếu giữ lối suy nghĩ áp đặt, chỉ cho trẻ đọc những gì vui vui, mang tính "giáo dục cao", vô tình người lớn cướp mất thế giới riêng của trẻ, hình thành thói quen đọc sách dễ dãi, suy nghĩ cùn mòn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục