Nhạc sĩ Quốc Trung.

Nhạc sĩ Quốc Trung.

Vừa hoàn thành phần nhạc phim cho bộ phim "Cánh đồng bất tận", nhạc sĩ Quốc Trung lại bắt tay vào hai dự án nhạc phim mới mừng đại lễ nghìn năm: "Trần Thủ Độ" - đạo diễn Đào Duy Phúc và "Long thành cầm giả ca" - đạo diễn Đào Bá Sơn.

Lần đầu tiên làm nhạc phim cho phim lịch sử, lại liền lúc hai bộ, nhạc sĩ Quốc Trung (ảnh) chia sẻ với Lao Động về hai dự án âm nhạc mới nhất của mình.

Nhận lời viết nhạc cho hai bộ phim lịch sử - thể loại chưa phải là “tay quen” với mình, anh không ngại quá tải sao? Đó là vì tình yêu với Hà Nội, hay vì anh cảm thấy hào hứng với thách thức mới?

- Với tôi, mọi dự án âm nhạc đều là một thách thức. Tôi luôn đặt cho mình những thách thức để tự tìm thấy cảm hứng và tin rằng điều đó sẽ giúp mang lại chất lượng cho dự án. Luôn thích những sức ép từ công việc, nên tôi không cảm thấy quá tải bao giờ. Tôi không thích những tiêu chí mà bạn vừa nêu cho những dự án âm nhạc của mình.

Hai bộ phim làm cùng thời điểm và cùng lấy mảnh đất “nghìn năm” làm bối cảnh, nhưng lại khác nhau về thời điểm lịch sử, vậy anh chọn cách xử lý thế nào để tạo nên sự khác biệt?

- Cùng là phim lịch sử, nhưng hai bộ phim lại rất khác nhau vì ở “Long thành cầm giả ca”, câu chuyện là âm nhạc; còn ở “Trần Thủ Độ”, âm nhạc phục vụ cho câu chuyện.

Vậy chuyện phim nào “làm khó” âm nhạc của anh hơn? Có đúng là “Long thành cầm giả ca” có nhiều đất thể hiện cho anh hơn không, vì bản thân câu chuyện của nó đã thấm đẫm âm nhạc?

- Với tôi, “Long thành cầm giả ca” lại khó hơn, bởi vì trong đó, âm nhạc vừa làm nền, vừa là thành phần chủ đạo cho phim. Trong phim, diễn viên ngoài việc phải thể hiện được nội tâm nhân vật, còn phải vừa đàn giỏi, hát hay. Âm nhạc - do đó - dù có được chuẩn bị tốt đến đâu, nhưng nếu không được diễn viên chuyển tải tốt thì cũng sẽ rất dễ trở nên lạc lõng trong phim.

Khúc “Cung phụng” được coi là điểm nhấn của bài thơ “Long thành cầm giả ca” cũng như bộ phim cùng tên này. Đạo diễn Đào Bá Sơn cho biết: Quốc Trung băn khoăn “làm sao kiếm được khúc nhạc cũng như người đàn như cụ Nguyễn Du miêu tả”. Vậy giờ này anh “kiếm” được chưa?

- Tôi không cố tạo điểm nhấn, mà tìm cách tốt nhất có thể để câu chuyện của phim có cảm xúc. Cảm xúc từ âm nhạc và câu chuyện, trong mong muốn của tôi là phải được hòa quyện một cách tự nhiên nhất. Để “kiếm” hay sáng tác được một đoạn nhạc cho phim thì không phải là vấn đề khó khăn với tôi. Có điều, ở “Long thành cầm giả ca”, phần hậu kỳ ở đây là âm nhạc lại phải trở thành tiền kỳ (tức là phải có nhạc và bài hát trước khi quay) mà thời gian chuẩn bị lại không nhiều.

Cái khó nhất theo anh khi viết nhạc phim lịch sử là gì? Đó trước hết có phải là kiến văn về lịch sử, hay là về cổ nhạc?

- Những thứ đó, theo tôi chỉ là phương tiện. Quan trọng là phải làm cho người xem cảm nhận được cái không gian, thời gian của câu chuyện, phải góp phần làm rõ thông điệp mà tác giả kịch bản và đạo diễn muốn nhắm đến. Để làm được điều đó, người ta có thể dùng dàn nhạc giao hưởng hay thậm chí nhạc rock, miễn là đạt được cái đích cuối cùng là giúp khán giả cảm nhận được cái không gian đó.

Thiếu đồng bộ - đó được coi là điểm yếu nổi bật của công nghệ làm phim ở ta. Với thể loại phim lịch sử lại càng vậy. Thực sự, anh đã hài lòng với sáng tạo của mình trong hai bộ phim lịch sử đang làm và nếu như đặt giả thiết: “Giá như...”, thì đó là gì?

- Hiện tại vì chưa hoàn thành công việc nên tôi chưa thể nói là có hài lòng hay không. Nhưng nếu không hài lòng thì tôi cũng chưa thể nói là đã hoàn thành. Còn cụ thể với bộ phim “Long thành cầm giả ca” thì chữ “giá như” của tôi là thời gian. Không chỉ riêng tôi mà cả êkíp làm phim đều ao ước giá như chúng tôi có nhiều thời gian hơn nữa để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

- Xin cảm ơn anh.

                                                                                 Theo LD

Các tin khác

Không có hình ảnh
Một tác phẩm sắp đặt được làm từ vỏ bao thuốc lá tại triển lãm
Lễ diễu binh kỷ niệm 60 năm Quốc khánh
Tái hiện cuộc thao diễn thủy binh thời các chúa Nguyễn

Nghèo ý tưởng, thiếu giọng ca

Chương trình lặp đi lặp lại ý tưởng; lứa ca sĩ “vàng” tàn lụi trong khi lớp ca sĩ mới chưa đủ sức thay thế... khiến chương trình Thúy Nga Paris ngày càng nhàm chán

Nữ họa sĩ đi xuyên Việt để vẽ mẹ Việt Nam Anh hùng

63 tuổi, một mình với một chiếc chaly nhỏ bé lỉnh kỉnh những "túi đồ nghề", họa sĩ Đặng Ái Việt (vợ của cố NSND Phạm Khắc) rong ruổi khắp Bắc, Trung, Nam chỉ để tìm, vẽ cho được chân dung các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Phát hiện bình gốm cổ thế kỷ 17

Ngày 7-6, trong lúc thi công tuyến cáp quang thuộc dự án mở rộng đường Lê Trung Đình (thành phố Quảng Ngãi), các công nhân thuộc Chi nhánh Vietel Quảng Ngãi đã phát hiện 28 bình vôi cổ với nhiều kiểu dáng khác nhau được chôn cùng một hố dài khoảng 2m, rộng 1m, sâu khoảng 70cm tại ngã tư Lê Trung Đình - Nguyễn Du, gần sát với cổng thành Quảng Ngãi xưa.

Truyền nhân võ Tây Sơn lên phim

Đời võ là câu chuyện cảm động kể về lão võ sư Ngô Bông cả cuộc đời gắn liền với nghiệp võ. Ông không những truyền dạy những nét tinh hoa võ học mà còn để lại một hình ảnh đẹp trong lòng của nhiều võ sinh về nhân cách sống, tinh thần thượng võ.

Sống thật cùng nhân vật

Vào vai người nghiện, nhiễm HIV, trở thành tên giang hồ đầu trộm đuôi cướp hay trở thành nông dân chính hiệu đôi khi là một thử thách lớn với các diễn viên trẻ

Festival Huế 2010: Tái hiện không gian di sản văn hóa thế giới

Tối 6-6, tại hồ Tịnh Tâm, TP Huế (Thừa Thiên - Huế) diễn ra Chương trình nghệ thuật Vẻ đẹp Việt II với tên gọi "Hơi thở của nước". Đây là một trong những lễ hội chính, mới lạ và lần đầu được tổ chức tại Festival Huế 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục