Triển lãm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Lịch sử, Văn học và Báo chí.
Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2010) Diễn đàn Sachxua.net, Thư viện Hà Nội và Trung tâm văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây tổ chức Triển lãm “Báo chí Việt Nam (1865 - 1954) - Quá trình hình thành và phát triển”.
Lịch sử văn học Việt
Trong suốt 145 năm qua, kể từ khi tờ báo đầu tiên của nước nhà (tờ Gia Định báo) ra đời, việc trưng bày cho công chúng một cách có hệ thống về diện mạo báo chí Việt Nam mới chỉ được thực hiện 2 lần tại Sài Gòn năm 1943 và năm 1966. Triển lãm lần này nối tiếp 2 cuộc triển lãm ấy nhằm mục đích giới thiệu với công chúng về nền báo chí nước nhà từ khi hình thành năm 1865 đến năm 1954 qua những ấn phẩm quý hiếm.
Triển lãm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Lịch sử, Văn học và Báo chí. |
Triển lãm cũng nhằm tôn vinh những tờ báo, những nhà báo tên tuổi đã làm rạng danh cho nền báo chí Việt Nam như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Ngô Tất Tố… thông qua việc trưng bày hiện vật là mũ, máy ảnh, thẻ nhà báo, những trang bút tích của họ. Đặc biệt tại đây cũng trưng bày bản gốc thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào
Mở cửa từ sáng 16/6, triển lãm thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà sử học, những nhà nghiên cứu về lịch sử văn học cũng như báo chí nói chung.
GS Nguyễn Chương Thầu, nguyên cán bộ của Viện Sử học, hiện là CTV của Trung tâm Văn hoá Đông Tây rất vui mừng khi đến triển lãm và khâm phục ban tổ chức vì đã tập hợp được một số lượng lớn tờ báo cổ rất quý hiếm, thậm chí có nhiều tờ ở Thư viện Quốc gia cũng không có và lâu nay bác chỉ mới được nghe nói đến như “Loa”, “Khuê phòng”, “Tân Văn”… “Đối với những người làm công tác nghiên cứu về xã hội nhân văn như chúng tôi thì bộ sưu tập này đóng vai trò rất quan trọng. Hy vọng buổi triển lãm này sẽ nhắc nhở những nhà làm văn hoá về công tác bảo tồn, lưu giữ vốn văn hoá cho con cháu mai sau, bởi vì đặc thù của báo chí là không bao giờ tái bản được” - GS nhận xét.
Anh Dương Quốc Đông, thành viên Diễn đàn Sachxua.net chia sẻ: “Triển lãm được chuẩn bị trong 4 tháng, có sự đóng góp ý tưởng của các thành viên diễn đàn, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của những nhà nghiên cứu. Việc cho ra mắt công chúng những tờ báo cổ là nhờ ở sự kiên trì tìm tòi, sưu tập của các thành viên, đồng thời sự đóng góp rất lớn của các nhà sưu tập tư nhân”.
Toạ đàm về Quá trình phát triển báo chí quốc ngữ với nhiều thông tin bổ ích. |
Triển lãm mở cửa từ 9h - 17h hàng ngày từ 16 - 20/6/2010 tại Thư viện Hà Nội, 47 Bà Triệu, Hà Nội
Theo CAND
Ngày 12/6 vừa qua, Chùa Thê Hà (Qixia) tại thành phố Nam Kinh đã tổ chức lễ rước phần hộp sọ được cho là của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập ra Phật giáo, một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên sau hàng ngàn năm bị phong kín, mảnh sọ Phật tổ mới được công bố.
Hơn 100 tờ báo xuất bản trong giai đoạn 1865-1954 được trưng bày tại Thư viện Hà Nội từ ngày 16 - 20.6.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết trong tháng 9, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với TP Hà Nội tổ chức triển lãm - hội chợ sách quốc tế Việt Nam lần thứ III với chủ đề trên.
Sen có thể sẽ trở thành quốc hoa, theo tinh thần của cuộc hội thảo do Bộ VH-TT-DL tổ chức ngày 16.6.
Sau nhiều năm cầm máy chụp khắp các phố phường Hà Nội, nhà nhiếp ảnh Đức Lợi quyết tâm trình làng cuốn sách ảnh mang tên Hà Nội những khoảnh khắc trong tôi. 700 khoảnh khắc Hà Nội trong mười năm đầu thế kỷ 21 được ông ghi lại theo những chủ đề khác nhau là tư liệu quý về mảnh đất này.
Đại hội Hội Mỹ thuật TPHCM nhiệm kỳ VI (2010-2015) vừa khép lại với nhiều băn khoăn, trăn trở và không ít ý kiến tâm huyết. Được sự tín nhiệm của đại hội, Nhà giáo Ưu tú, họa sĩ Huỳnh Văn Mười (Uyên Huy - ảnh) đã tái đắc cử Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM. Nói về những vấn đề quan tâm và trọng tâm hoạt động của hội trong thời gian tới, ông Huỳnh Văn Mười đã có buổi trao đổi với PV.