Sau nhiều năm cầm máy chụp khắp các phố phường Hà Nội, nhà nhiếp ảnh Đức Lợi quyết tâm trình làng cuốn sách ảnh mang tên Hà Nội những khoảnh khắc trong tôi. 700 khoảnh khắc Hà Nội trong mười năm đầu thế kỷ 21 được ông ghi lại theo những chủ đề khác nhau là tư liệu quý về mảnh đất này.
Mấy chục năm cầm máy, hầu như Đức Lợi chỉ sáng tác về Hà Nội. Ông bảo không có một con phố nào của thủ đô mà ông bỏ qua mỗi khi vác máy ảnh đi lang thang tìm cảm hứng. Nhưng Hà Nội của bây giờ và xa xưa khác nhau nhiều quá, phố xá ồn ào hơn, người thì đông quá đỗi. Vì thế sở thích của ông là chụp nơi đây vào lúc sáng sớm hoặc tối bởi khi ấy Hà Nội yên tĩnh giống như ngày xưa và giống như những gì người ta thích Hà Nội như thế.
Đức Lợi có nhiều tấm ảnh khiến người xem phải nhớ, nhưng nhớ nhất có lẽ bộ tranh tứ bình ông chụp Hồ Gươm vào bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Ảnh về Hà Nội của Đức Lợi giờ đã thành một… kho không thể đếm được bao nhiêu bức, không thể nhớ hết phố này đã chụp bao nhiêu lần. Tuy nhiên, chiếc đồng hồ đếm ngược về 1000 năm Thăng Long thì hầu như không ngày nào ông không qua đó, ghi lại con số ngày hôm ấy. Trừ mấy ngày Hà Nội ngập lụt, còn hầu như gần 1000 ngày ông sưu tập đủ cả, đặc biệt là những con số như 888, 777, 666, 555, 444…
Ông đang chuẩn bị ra mắt tập sách ảnh mang tên Hà Nội những khoảnh khắc trong tôi dày gần 400 trang gồm 700 tấm ảnh ghi lại 700 khoảnh khắc về Hà Nội mà ông chụp từ năm 2000 đến 2010. Cuốn sách gồm 6 chương: Kiến trúc châu Âu ở Hà Nội, Di tích Hà Nội, Đời sống tâm linh, Đời sống văn hóa Hà Nội, Các phố Hàng, Lễ hội.
Để có được 700 bức ảnh này, ông đã chọn ra 1.400 tác phẩm ưng ý nhất, rồi để bạn bè và NXB chọn ra lấy 1000 bức, rồi giảm xuống 700. Qua đây, có thể thấy Hà Nội chuyển mình như thế nào sau thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Một Hà Nội với vóc dáng, hình hài quen thuộc mang vẻ nên thơ, trữ tình mà hào hùng, tráng lệ, một Hà Nội của một tay máy yêu mảnh đất này.
Một số tác phẩm của nhà nhiếp ảnh Đức Lợi:
Theo VietNamnet
Vậy là Festival Huế 2010 đã khép lại. Một lễ hội nghệ thuật vô cùng phong phú, không mấy ai đủ sức xem hết. Đêm 12-6, đêm cuối của các chương trình nghệ thuật, tôi mới đến được Vườn Cơ Hạ xem “Lời thiên thu gọi” trình diễn các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn.
Một công nhân hậu đài - anh Nguyễn Minh Ngà - bị điện giật té từ độ cao 6 m làm chấn thương cột sống. Tai nạn này và nhiều tai nạn khác là những tiếng cảnh báo về an toàn trên sàn diễn
Triển lãm ảnh “Nhịp cầu nhân ái” nhằm mục đích chia sẻ khó khăn với các em học sinh nội trú hai huyện Yên Minh và Đồng Văn, tỉnh Hà Giang sẽ diễn ra từ ngày 15-19/6 tại Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội.
Một cảm giác thật đặc biệt khi nhìn thấy những tác phẩm của nhà điêu khắc Hungary Farkas Aladár đang trưng bày tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Như lời của ông Varalzai Marton-Đại biện lâm thời sứ quán Hungary tại Việt Nam: “Sau thời gian dài chờ đợi, chúng đã “về nhà”. Không quá khi dùng từ về nhà, bởi tất cả những tác phẩm đã nói với chúng ta về lòng dũng cảm, lòng yêu tự do, khát vọng tự do đến tột cùng và về khát vọng cuộc sống của nhân dân Việt Nam”.
Sau 9 ngày đêm diễn ra sôi nổi với hàng loạt hoạt động văn hoá đặc sắc trên khắp các vùng miền Thừa Thiên Huế, tối ngày 13/6 lễ bế mạc Festival Huế 2010 với chủ đế “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển” tại Sân khấu nổi Bãi bồi cầu Gia Hội là lời chia tay đầy lưu luyến.
Đại hội Hội Âm nhạc TPHCM khóa 6 nhiệm kỳ 2010 - 2015, dự kiến diễn ra trong 2 ngày 24 và 25-6 tại Nhà hát thành phố. Để hiểu thêm về những thay đổi và trăn trở của nhiều hội viên và công chúng yêu âm nhạc, NS Trần Long Ẩn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Âm nhạc TPHCM đã trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này.