Bắc Ninh - Kinh Bắc là nơi có nhiều sông ngòi bao bọc. Nơi đây, mỗi dòng sông không chỉ là một thực thể vật chất hào phóng ban tặng, bồi đắp phù sa tạo nên vùng đất phì nhiêu, màu mỡ mà còn là một trong những thành tố góp phần kiến tạo nên "Kinh đô văn hoá" người Việt. Tiêu Tương là một trong những dòng sông như vậy.
Dựa vào các nguồn sử liệu và qua điền dã thực địa, một số nhà nghiên cứu văn hoá dân gian cho rằng: Tiêu Tương bắt nguồn từ một nhánh sông Hồng (có tên là Hoàng Giang) đi qua Cổ Loa, Dục Tú, Phù Lưu, Dương Lôi, Tam Sơn, Tương Giang, Lim, Xuân Ổ,... tạo nên một dải văn hoá làng ven sông mang đặc trưng của văn hoá Kinh Bắc.
Các liền anh, liền chị quan họ Bắc Ninh. |
Sông Tiêu Tương, đến nay chỉ còn dấu tích trên thực địa, nhưng là dòng sông huyền thoại, đã và đang "sống" trong tâm khảm người dân Kinh Bắc, vừa như một chứng cứ lịch sử quan trọng trong quá trình xây dựng nền độc lập dân tộc từ giai đoạn trước Công nguyên, vừa được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn học, những áng văn thơ và những làn điệu dân ca trữ tình, góp phần tạo nên vùng văn hoá Kinh Bắc chảy dài suốt mấy nghìn năm lịch sử.
Tiêu Tương là một dòng sông tràn đầy yếu tố văn hoá, là dòng chảy của thi ca, của tình yêu con người, tình yêu đôi lứa và là nguồn cảm hứng vô tận của các văn nhân, thi sĩ đã sáng tạo ra những giá trị nhân văn qua nhiều thời đại. Tiêu biểu là Chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương. Nhiều cư dân sinh sống trong vùng dấu tích của con sông huyền thoại cho rằng: Tiếng hát của chàng Trương Chi trên dòng Tiêu Tương xưa chính là cơ sở hình thành nên những làn điệu dân ca quan họ làm say đắm bao thế hệ người Việt và du khách quốc tế hôm nay.
Theo các thư tịch cổ, Kinh Bắc là nơi dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi, chủ yếu là đường thủy dựa trên hệ thống các sông ngòi ở phía Bắc sông Hồng. Nhà Hán mở con đường bộ từ Hồ Nam đến Quảng Tây và kéo dài xuống phía Nam sang đất Việt đến lưu vực sông Thương. Sau đó con đường này được kéo dài đến Long Biên, rồi đến Tống Bình (Hà Nội bây giờ). Đây chính là con đường bộ từ phương Bắc sang nước ta, chạy qua đất Vũ Ninh, dựa theo bờ sông Tiêu Tương. Đây cũng là con đường quân sự, con đường giao lưu kinh tế, văn hoá quan trọng của các lộ phía Bắc nước ta. Thời Pháp thuộc, Quan lộ được nắn thẳng và mở rộng thành Quốc lộ 1. Cho tới ngày nay, đây vẫn là một huyết mạch quan trọng hàng đầu trong hệ thống giao thông của nước ta.
Bắc Ninh - Kinh Bắc cũng là nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Chùa Dâu (Thuận Thành), chùa Phật Tích (Tiên Du), chùa Tiêu (Từ Sơn) là những chùa có rất sớm và nổi tiếng từ lâu đời. Chính những nét văn hoá này là yếu tố cấu thành đặc trưng văn hoá của vùng đất Kinh Bắc: Vừa mang tính hồn nhiên, bình dị của một nền văn hoá dân gian, lại vừa thâm trầm, sâu sắc và mang tính triết lý của một nền văn hoá bác học.
Theo Báo SKĐS
'Sôcôla' tập luyện căng đến mức nằm mơ cũng thấy mình đang khiêu vũ. Còn 'đả nữ' Ngô Thanh Vân quyết tâm mang đến nhiều bất ngờ cho khán giả trong đêm thi cuối của Bước nhảy Hoàn vũ.
Ngày 17- 6, Nhà xuất bản Trẻ tổ chức cuộc gặp gỡ giới thiệu cuốn sách “Võ Văn Kiệt – người thắp lửa”. Đây là công trình do NXB Trẻ tổng hợp, biên tập và phát hành nhân dịp kỷ niệm hai năm ngày Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất.
Ngày 12/6 vừa qua, Chùa Thê Hà (Qixia) tại thành phố Nam Kinh đã tổ chức lễ rước phần hộp sọ được cho là của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập ra Phật giáo, một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên sau hàng ngàn năm bị phong kín, mảnh sọ Phật tổ mới được công bố.
Hơn 100 tờ báo xuất bản trong giai đoạn 1865-1954 được trưng bày tại Thư viện Hà Nội từ ngày 16 - 20.6.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết trong tháng 9, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với TP Hà Nội tổ chức triển lãm - hội chợ sách quốc tế Việt Nam lần thứ III với chủ đề trên.
Sen có thể sẽ trở thành quốc hoa, theo tinh thần của cuộc hội thảo do Bộ VH-TT-DL tổ chức ngày 16.6.