Vừa qua, chương trình Con đường âm nhạc của Ðài Truyền hình Việt Nam đã giới thiệu chân dung nhạc sĩ - Ðại tá Ðức Trịnh với chủ đề: "Miền xa thẳm" đã mang lại những ấn tượng sâu sắc và tình cảm trong lòng người yêu nhạc.

Nhạc sĩ Ðức Trịnh sinh ra ở miền quê Kinh Bắc nổi tiếng bởi những làn điệu dân ca quan họ. Những câu ca thắm đượm nghĩa tình vang lên trong những ngày hội Lim, trong những đêm giã bạn của các liền anh liền chị đã khắc vào tuổi thơ anh những dấu ấn khó quên, chắp cánh cho anh đi tới con đường tương lai mà anh hằng mơ ước - con đường hoạt động âm nhạc. Năm 1974, cùng với lớp lớp thanh niên yêu nước, Ðức Trịnh đã lên đường hành quân vào chiến trường miền nam. Sau 1975, anh tham gia các hoạt động nghệ thuật quần chúng với những kiến thức âm nhạc chủ yếu là tự học. Năm 1985, anh chính thức trở lại Hà Nội học sáng tác âm nhạc tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Quân đội, nay là Trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trong khóa sáng tác chính quy đầu tiên của quân đội gồm: Quỳnh Hợp (Hà Nội), Hoàng Thành (Quân khu 4), Nguyễn Hoàng (Quân khu 5), Nguyễn Tiến và Ðức Trịnh (Quân khu 9). Sau này, Ðức Trịnh tiếp tục theo học và tốt nghiệp cao học chuyên ngành âm nhạc của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Ngoài mảng sáng tác ca khúc, anh còn viết nhiều tác phẩm khí nhạc, như giao hưởng Tượng đài vô danh  viết về những người đã ngã xuống trên dải Trường Sơn hùng vĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại để cả dân tộc đi tới Ðại thắng mùa Xuân 1975. Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm nhạc cho tứ tấu đàn dây, pi-a-nô, các hòa tấu nhạc nhẹ và những tác phẩm nhạc múa... Là một nhạc sĩ quân đội được đào tạo bài bản, Ðức Trịnh không chỉ nắm bắt được những kiến thức trong trường mà còn biết vận dụng nó một cách hết sức sáng tạo trong các tác phẩm của mình. Những sáng tác của anh hoàn toàn là cảm xúc ngẫu hứng, hiện đại cả về cấu trúc lẫn ngôn ngữ nhưng không xa rời quần chúng; sâu đậm nhưng dễ gần, dễ hiểu. Anh là học trò của Giáo sư, nhạc sĩ Minh Khang, Giáo sư, nhạc sĩ Chu Minh.


Tuy nhiên, nhắc đến nhạc sĩ Ðức Trịnh, người yêu nhạc cũng thường nhớ đến ban nhạc Hoa Sữa mà anh là trưởng nhóm. Ðây là một trong những ban nhạc nổi tiếng của Hà Nội những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, gồm những sinh viên đang theo học khoa sáng tác - lý luận - chỉ huy của Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) với các nhạc sĩ mà tên tuổi của họ đã rất quen thuộc với khán giả cả nước. Nhóm nhạc lúc đó không chỉ hoạt động trong lĩnh vực thu thanh, chơi nhạc mà còn là một câu lạc bộ sáng tác tập hợp những nhạc sĩ trẻ. Những sáng tác của các thành viên trong nhóm đều "trình làng" để các thành viên cùng đóng góp, chỉnh sửa. Nhạc sĩ Ðức Trịnh là một trong những người viết khỏe của nhóm. Giai đoạn này anh viết Hoa dại, Mưa xuân... đều là những ca khúc đến nay còn được yêu thích, được viết từ những phút thăng hoa rất nghệ sĩ của anh.


Trong những sáng tác của Ðức Trịnh, có lẽ thành công nhất là ở các ca khúc về người lính với các ca từ và giai điệu tràn đầy sức trẻ, rực lửa yêu thương và đầy ắp nhiệt thành như: Tình yêu của lính, Cám ơn mẹ, Tình yêu lính Tăng... Chiến tranh là khốc liệt, là đau thương, là mất mát và hy sinh. Ðức Trịnh đã cảm nhận về những đau thương và hy sinh ấy. Ðó cũng là tình cảm mà anh đã dành cho những người đã ngã xuống trong Miền xa thẳm. Ca khúc là câu chuyện bi hùng nhưng cũng không kém phần lãng mạn của những người lính Trường Sơn năm xưa.


Là một nhạc sĩ, Ðức Trịnh còn là một người thầy tận tụy với học trò. Gần 20 năm giảng dạy tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Quân đội (nay là Trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội), anh giữ các chức vụ: Trưởng khoa sáng tác, Phó hiệu trưởng và hiện là Hiệu trưởng của trường. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ðức Trịnh đã giành được nhiều giải thưởng: Giải A - Giải thưởng nghệ thuật 5 năm của Bộ Quốc phòng (2004 - 2009);  Giải nhạc sĩ xuất sắc nhất tại hội diễn ca múa Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 2005 và 2009; Giải nhì của Giải thưởng âm nhạc Hội nhạc sĩ Việt Nam và nhiều giải thưởng khác cùng hàng chục huy chương vàng trong các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc... Có thể nói, "Con đường âm nhạc" mà Nhạc sĩ - Ðại tá Ðức Trịnh đã đi qua - "Miền xa thẳm" trong trái tim người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy mãi còn ngân vang những trải nghiệm, những cảm nhận về cung bậc âm thanh của cuộc sống, tình người, tình đồng đội.
 
                                                                          Theo Báo Nhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thăm lán Nà Lừa (Tân Trào - Tuyên Quang)
Không có hình ảnh

Miss Teen toàn cầu khoe vẻ đẹp non tơ

Lần đầu tiên được tổ chức tại Brazil, cuộc thi Miss Global Teen 2010 đang diễn ra rất sôi nổi với sự tham gia của 23 thí sinh đến từ nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới.

Tôi cần một mái ấm

Tôi đã chính thức xin lỗi khán giả về “sự cố thời trang” không hay này. Nhưng sao tôi vẫn thấy buồn và nhói đau...

Xuất bản sách - Ở đâu tốt hơn?

Những năm gần đây, các NXB năng độâng hơn trong việc tìm bản thảo hay để xuất bản. Nhờ đó, các loại sách nổi tiếng của thế giới và Việt Nam đua nhau xuất bản, độc giả cả nước không thiếu sách hay để đọc. Nhưng, hình như sự năng động của một số NXB lại mang yếu tố thị trường là chính. Nếu sách đáp ứng được thị hiếu bạn đọc, đảm bảo tung ra sẽ thu lợi thì NXB sẵn sàng in và in với số lượng lớn.

1,25 triệu lượt người trảy hội chùa Hương

Năm nay, lượng khách trảy hội chùa chùa Hương lập kỷ lục với gần 1,25 triệu lượt người, tăng 50.000 lượt khách so với năm 2009, mang lại doanh thu gần 69 tỷ đồng. Thông tin này được lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) công bố ngày 2-7 tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương năm 2010.

Đề nghị công nhận 8 di tích cấp quốc gia tại TPHCM

Tại hội nghị về bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2010 - 2020 vừa được tổ chức sáng qua, 2-7, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch TPHCM đã đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia cho 8 công trình, địa điểm tại TPHCM.

Trình diễn gốm Bắc Bộ ở phố cổ Hà Nội

Ngày 2-7, tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý khu phố cổ Hà Nội đã tổ chức trưng bày và trình diễn các sản phẩm gốm truyền thống đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ như Bát Tràng, Phù Lãng, Thổ Hà và Chu Đậu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục