Ngày 12-7, tại Đà Lạt, Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực đất nước hôm nay”. Dự hội thảo có đồng chí Tô Huy Rứa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; gần 200 đại biểu là các nhà khoa học, nghiên cứu, giảng dạy văn học nghệ thuật (VHNT), các nhà quản lý báo chí trong nước. GS-TS Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận - Trưởng ban chỉ đạo hội thảo.
|
Đồng chí Tô Huy Rứa phát biểu tại hội thảo. |
Trong đề dẫn, GS-TS Đinh Xuân Dũng đề cập, đặc trưng nổi bật của hiện thực hôm nay là sự chuyển động, biến đổi, biến động không ngừng, mau lẹ, phức tạp và khó lường trên tất cả các bình diện, các lĩnh vực đời sống, trong các mối quan hệ xã hội cơ bản và trong từng cá thể. “Ngắm bắn” mục tiêu di động đó, cần hơn bao giờ hết là bản lĩnh, là tài năng, là sự mẫn cảm, vừa tâm huyết, vừa tỉnh táo… của những người làm công tác VHNT.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Tô Huy Rứa nhấn mạnh: Quan hệ giữa VHNT và hiện thực đất nước hôm nay là một vấn đề rất cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển đúng hướng của VHNT nước nhà, hiện nay và nhiều năm tới. Giải quyết tốt vấn đề cơ bản đó sẽ thể hiện rõ vai trò tích cực, to lớn của VHNT đối với đời sống đất nước… Đảng ta luôn hướng VHNT bám sát cuộc sống đương đại, kêu gọi, khuyến khích văn nghệ sĩ gắn bó sâu sắc, máu thịt với hiện thực đất nước và cuộc sống con người đang diễn ra.
Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới” cũng nêu rõ: Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải tiến hành một cuộc đấu tranh gian khổ và phức tạp giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái tốt và cái xấu, cao thượng và thấp hèn… để tiếp tục xây đắp cho nền VHNT ngày càng lớn mạnh, với những tác giả, tác phẩm có tầm vóc xứng đáng với dân tộc.
Đó là định hướng rất cơ bản, quan trọng; là lời nhắn gửi chân tình của Đảng và nhân dân ta đối với VHNT nước nhà và văn nghệ sĩ. Định hướng đó xuất phát từ việc đánh giá cao vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của VHNT đối với xã hội, con người nói chung và sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước ta hiện nay nói riêng.
Đồng chí Tô Huy Rứa cho rằng, chúng ta không phủ nhận lúc này, trong cuộc sống, cái xấu, cái tiêu cực đang có những biểu hiện phức tạp, chưa ngăn chặn và khắc phục được. Song, sự nghiệp đổi mới, với những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử, vì nó có nguồn gốc sâu xa từ sức mạnh vĩ đại của cái tích cực, cái đẹp, cái mới đang chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống cả dân tộc, của từng tập thể, cộng đồng và từng con người… Cần phải có sự tham gia tích cực của VHNT - lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp để dẹp cái xấu. Tất nhiên, hiệu quả của sự tham gia đó phải bắt nguồn từ đặc trưng và sức mạnh của VHNT, từ tài năng và tấm lòng của văn nghệ sĩ.
Tham luận của các nhà nghiên cứu tiếp tục lý giải mối quan hệ giữa VHNT và hiện thực trên cơ sở tư duy lý luận mới và thực tiễn VHNT mới; lý giải các xu hướng vận động và biến đổi của hiện thực đất nước hôm nay với tư cách là đối tượng của nghệ thuật; đánh giá những thành tựu, khuynh hướng, hạn chế, thiếu sót trong nhận thức; phản ánh, khám phá hiện thực đất nước hôm nay của VHNT.
Nhiều tham luận đi sâu phân tích, lý giải những vấn đề đang đặt ra đối với báo chí, nhiếp ảnh, văn học, sân khấu, mỹ thuật, kiến trúc…, như: Văn học hiện thực trong tầm nhìn hiện đại (GS-TS Trần Đình Sử); Phản ánh, sáng tạo, hiện thực với lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ XHCN của chúng ta (GS-TS Mai Quốc Liên); Văn học hiện thực hôm nay và sự đồng hành của hơn bốn thế hệ viết (GS Phong Lê); Văn học nghệ thuật và báo chí trong cuộc sống (Nhà báo Phan Quang); Đạo đức văn chương (GS Trần Thanh Đạm)…
Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn trước thực trạng VHNT hiện tại, đồng thời cũng khẳng định xu hướng phát triển hiện thực đất nước hôm nay và trách nhiệm của VHNT, trách nhiệm của các văn nghệ sĩ trong thời kỳ mới
Theo SGGP
Trải qua 50 năm trưởng thành và phát triển, gắn liền từng giai đoạn lịch sử của đất nước, ngành du lịch luôn nhận được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từng bước đi lên, du lịch ngày càng khẳng định vai trò, vị thế một ngành kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
Chính Xuân Huyền đã tạo nên niềm khát vọng cho người diễn viên, và thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình, đam mê đó của họ. Bởi vì, chính ngọn lửa đam mê ấy là yếu tố đầu tiên tạo nên sự thành công bất tử của nghệ thuật sân khấu…
Văn học nói chung đã trầm lắng thì tiểu thuyết nói riêng lại càng im ắng hơn khi càng lúc văn đàn càng hiếm những tác phẩm tạo dấu ấn đặc biệt. Tiểu thuyết thời hiện đại đã không thể nào làm nên những thành quả lớn lao như các thế hệ nhà văn trước đã làm
Ngày 10/7, Ban biên tập Truyền hình cáp và Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình cáp Việt Nam chính thức ra mắt kênh truyền hình giải trí tổng hợp cao cấp Fansipan TV - kênh truyền hình dành cho những người trẻ tại các đô thị lớn.
Tối 10/7, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật tổng hợp và gặp mặt giao lưu truyền hình với chủ đề "Mãi mãi tuổi xanh."
Ngày 10/7, bộ phim 3D đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, có tên "Hồn ma siêu quậy" dài 90 phút, đã được khởi quay tại Thành phố Hồ Chí Minh, do đạo diễn Lê Bảo Trung viết kịch bản và sản xuất.