Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Ðài Truyền hình Việt Nam, Hội Ðiện ảnh vừa phối hợp phát động Cuộc thi sáng tác kịch bản phim về tài nguyên nước lần thứ nhất
Kịch bản dự thi có thể là phim ngắn, phim phóng sự và phim tài liệu, phản ánh những nỗ lực của Việt Nam trong việc quản lý nguồn tài nguyên này như các vấn đề: suy thoái cạn kiệt nguồn nước; khai thác và sử dụng tài nguyên nước; những sáng kiến, cải tiến, công nghệ mới về bảo vệ, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước; những hoạt động, sự kiện nổi bật, tiêu biểu và những tấm gương điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm mới trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước... Thời gian nhận kịch bản kể từ ngày phát động đến hết ngày 31-12-2010. Ðây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án 'Nâng cao năng lực đánh giá và quản lý tài nguyên nước Việt Nam 2009-2012' do cơ quan phát triển Bỉ tài trợ.
Theo ND
Với nhiều diễn viên, sự động viên lớn nhất chính là được khán giả nhớ đến vai diễn của mình
Chủ trương nâng cấp cải lương của TPHCM đang dần trôi sang năm thứ 9, thế nhưng tình hình cải lương vẫn không mấy sáng sủa hơn trước. Hiện nay, mỗi khi nhắc đến chuyện vực dậy nghệ thuật cải lương, ai nấy đều có chung cảm nhận: khó! Tại sao?
(HBĐT) - Trong thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và MTTQ huyện Kỳ Sơn đã triển khai thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” và đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Di tích quốc gia thành nhà Mạc, nơi chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh, bỗng chốc bị người ta biến thành cái “lò gạch”.
Dễ đến dăm năm qua, trên sàn đấu giá tranh quốc tế, hoặc ở khu vực Đông Nam Á, hầu hết các tác phẩm của giới họa sĩ Việt Nam đều ở hạng cuối bảng. Đặc biệt dòng tranh mới của các họa sĩ đương đại của ta thường bị treo giá ở mức thấp, thậm chí có bức còn hạ hơn cả giá bán ở trong nước. Dường như, giá trị tranh Việt Nam không được các nhà cái đánh giá chuẩn trước khi lên sàn gõ búa? Tình trạng này kéo dài đã nhiều năm làm cho thị trường tranh ở nước ta bị bóp nghẹt. Các hoạ sĩ mạnh ai người đó làm theo kênh thị phần riêng của mình để tiêu thụ tranh, mặc dù đều biết đồng tiền cầm về chỉ ở mức ảo, mập mờ. Chả lẽ mọi chuyện phó mặc cho thị trường tự do lũng đoạn?
Có người cho rằng đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang đang bị lãng quên trong thời bình. Điều đó chỉ đúng một phần, do sự cạnh tranh của các ngành nghệ thuật với những phương tiện tối tân hiện đại ra đời, kéo theo một bộ phận công chúng không nhỏ sa vào thị hiếu thời thượng. Bên cạnh đó, cư dân mạng một số đông bị hút vào công nghệ internet làm chi phối văn hóa đọc.