Các nghệ sĩ đang tập dượt Chương trình Nam Bộ thành đồng

Các nghệ sĩ đang tập dượt Chương trình Nam Bộ thành đồng

8 giờ 30 ngày 22-11, tại Khu tưởng niệm Ngã ba Giồng, huyện Hóc Môn, diễn ra Lễ kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Đây là buổi lễ cấp quốc gia, được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9. Đặc biệt, trong nội dung lễ kỷ niệm, chương trình sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng” được thực hiện nhằm tôn vinh lịch sử dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay.

 

Chương trình sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng” là hoạt động nghệ thuật tuyên truyền chính trị, do Ban tổ chức những ngày lễ lớn TPHCM chỉ đạo thực hiện, Sở VH-TT-DL tổ chức và đơn vị Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM thực hiện.

Ê kíp thực hiện chương trình gồm tổng đạo diễn: NS Đinh Trung Cẩn – Bộ VH-TT-DL, chỉ đạo nghệ thuật: NS Vy Nhật Tảo, đạo diễn dàn dựng: Dương Thảo, biên tập âm nhạc: Vy Nhật Tảo – Hồng Sơn, Chương trình sân khấu hóa được dàn dựng thành 3 chương, nêu bật những dấu son lịch sử của Nam Kỳ khởi nghĩa.

Đi từ những cuộc đấu tranh nhỏ lẻ tự phát đến những cuộc khởi nghĩa có Đảng lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đã để lại những bài học quý giá cho lịch sử cách mạng Việt Nam và lưu truyền qua bao năm tháng những tấm gương anh hùng liệt sĩ làm rạng danh sông núi như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai… góp phần phá tan các âm mưu đàn áp, bắt bớ của thực dân Pháp, làm tiền đề để dẫn đến cuộc đấu tranh thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Cũng chính nơi đây – địa danh Mười tám Thôn Vườn Trầu, các đồng chí lãnh đạo của Đảng đã về hoạt động, chỉ đạo phong trào cách mạng, ghi lại bao dấu tích oanh liệt của cuộc khởi nghĩa, là nơi địa linh nhân kiệt, quy tụ được nhiều chiến sĩ cách mạng kiên trung, tập họp được lực lượng quân dân lớn mạnh, sẵn sàng đấu tranh, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do dân tộc.

Để tôn vinh các giá trị lịch sử, chương trình sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng” được đầu tư thực hiện hoành tráng, dàn dựng công phu, với sự tham gia biểu diễn của gần 400 diễn viên, trong đó có các nghệ sĩ ca sĩ: NSƯT Tạ Minh Tâm, NSƯT Thanh Ngân, NSƯT Thanh Tuấn, ca sĩ Tô Thanh Phương, các ca sĩ của Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM, dàn hợp xướng Nhạc viện TPHCM, vũ đoàn ABC, Mai Trắng, Mặt Trời, Phương Việt, Rạng Đông…

Tổng đạo diễn NS Đinh Trung Cẩn chia sẻ: “Khi bắt tay thực hiện chương trình, cả ê kíp làm việc đều rất xúc động, ai cũng một lòng cố gắng làm việc hết mình với mong muốn chương trình sẽ thể hiện được đúng khí thế lịch sử, nêu bật được tinh thần và khí phách của những người con ưu tú của Đảng đã nằm lại trên mảnh đất này. Đặc biệt, chương trình sân khấu hóa diễn ra ban ngày nên không thể sử dụng các kỹ xảo, kỹ thuật để tạo hiệu ứng hỗ trợ chương trình, vì vậy các nghệ sĩ sẽ bằng tài năng của mình để thể hiện bức tranh cuộc khởi nghĩa Nam kỳ trên sân khấu. Khi dàn dựng, chúng tôi cố gắng tạo nên những điểm nhấn độc đáo dựa trên lịch sử…”.

Khí thế hào hùng một thời đấu tranh anh dũng của quân và dân sẽ được thể hiện trong hàng loạt ca khúc truyền thống cách mạng như Nam bộ kháng chiến, Tiến về Sài Gòn… Kết thúc chương trình là clip hình ảnh ghi lại những nét riêng biệt và đổi mới ở những con đường, trường học tại TPHCM vinh dự mang tên những anh hùng lịch sử.

Không có quá khứ thì không có hôm nay, trong quá trình dựng xây đất nước, xây dựng TPHCM hiện đại và tươi đẹp, Đảng bộ và nhân dân TPHCM luôn dành tình cảm, sự trân trọng, lòng cảm ơn sâu sắc tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.

Việc xây dựng khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã ba Giồng là hành động thực tế, mang ý nghĩa nhân văn to lớn, tạo điều kiện để các thế hệ hôm nay và mai sau đến đây để học tập, rèn luyện đạo đức, nuôi dưỡng lòng tự hào, yêu quý đất nước và cảm nhận được đầy đủ, sâu sắc hơn về những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập, tự do dân tộc.

Ngoài chương trình sân khấu hóa, buổi tối cùng ngày (22-11), tại Khu tưởng niệm Ngã ba Giồng còn diễn ra chương trình ca múa nhạc đặc biệt nhân kỷ niệm ngày Nam kỳ khởi nghĩa. Tối 23-11, các CLB thuộc Trung tâm Văn hóa thành phố, các ca sĩ tiếp tục biểu diễn nhiều tiết mục ca múa nhạc phục vụ công chúng.

                                                                            Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Di sản văn hóa Hội Gióng: Lễ hội độc nhất vô nhị

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã chính thức được UNESCO tôn vinh và công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 16/11/2010. Cùng với 82 bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản Tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới; Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản thứ 3 của thành phố Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010. 

Hoa hậu Trái đất 2010 - Sắc đẹp, trí tuệ, đạo đức

Cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2010 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Nhân sự kiện này, Thanh Niên Online đã có buổi gặp gỡ ông Nguyễn Công Khế (ảnh) - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên - Trưởng ban tổ chức cuộc thi, về cuộc thi sắc đẹp lớn thứ ba trên thế giới này.

Vietnam’s Next Top Model: Học làm người nổi tiếng

Mục tiêu hướng tới hình tượng một siêu mẫu có nghĩa sẽ trở thành một người nổi tiếng. Và các thí sinh Vietnam's Next Top Model đã được học để chuẩn bị trở thành người nổi tiếng trong tương lai.

Cuộc trình diễn nghệ thuật sắp đặt rối nước

VH- Sáng 18.11.2010, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã khai trương Cuộc trình diễn nghệ thuật sắp đặt các con rối nước tại 57B Đinh Tiên Hoàng.

Cao Sơn – toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư

(HBĐT) - Nguồn thu nhập của xã Cao Sơn (Đà Bắc) chủ yếu là nông nghiệp. Khó khăn là thế nhưng năm nào xã đều làm tốt các cuộc vận động, phong trào do MTTQ Việt Nam phát động.

Văn hóa đọc ở Việt Nam, cần dựng lại từ nền móng

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ VHTT&DL đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề "Định hướng và giải pháp phát triển văn hóa đọc ở VN" nhằm lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện "Chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng" đang được Bộ VHTT&DL xây dựng. Lật lại một vấn đề không mới tại một hội thảo có tính "chiến lược quốc gia", mới nhận ra rằng lâu nay chúng ta chưa hề có văn hóa đọc theo đúng nghĩa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục