Hai cuộc thi âm nhạc đình đám vừa kết thúc. Một đã tìm ra “thần tượng”, một đã tìm ra “sao mai” nhưng công chúng thay vì… ăn mừng lại rơi vào những cuộc cãi vã vô bổ. Cũng chẳng trách họ được bởi ngay cả những người dư tuổi đời, thừa tuổi nghề còn phát ngôn… vô hậu cơ mà.
1. Mùa thi VN Idol 2010 vừa đặt dấu chấm hết, thần tượng đã được tìm thấy sau một mùa thi dài hơi nhưng chưa kịp nghỉ ngơi thì đã bị đẩy vào những cuộc tranh cãi nhạt nhẽo và có phần kém văn hóa. Bên cạnh những tin đồn theo lối vỉa hè (như thần tượng kiêu, thần tượng chảnh, thần tượng hét giá lên trời…) của một bộ phận nào đó trong giới truyền thông lẫn giới làm show thì thần tượng còn bị một đàn chị - vốn được xem là diva hàng đầu của nhạc Việt, ca sĩ Thanh Lam bảo không thích lắm và chê hát thế thì chỉ bình thường, lên cao xuống thấp rất kém. Khỏi phải nói, fans của “thần tượng” vốn đã đông lại còn đang say, chưa tỉnh nên ùn ùn kéo nhau “xử” diva.
Hai cuộc thi âm nhạc đình đám vừa kết thúc. Một đã tìm ra “thần tượng”, một đã tìm ra “sao mai” nhưng công chúng thay vì… ăn mừng lại rơi vào những cuộc cãi vã vô bổ. |
Họ không tiếc lời phỉ báng Thanh Lam, phủ nhận luôn sự nghiệp đỉnh cao mà cô đã dốc công gầy dựng trên dưới ba mươi năm nay. Với cái lối phản ứng cực đoan, đậm nét cào bằng như thế rất khó để mà ủng hộ nhưng họ là đám đông, mà đám đông bao giờ chẳng đầy sự nổi loạn và thiếu tỉnh táo. Có trách thì chỉ có thể trách Thanh Lam, khi chị chẳng còn trẻ trung gì lại được người trong giới nể trọng về vị trí của mình nhưng đã rất thiếu trách nhiệm khi phát ngôn trước công chúng.
Hơn suốt một thập niên qua, sau thế hệ diva đầu tiên, nhạc Việt có thêm rất nhiều ngôi sao nhưng lại rất hiếm tài năng. Điểm lại các gương mặt gây được sự chú ý bằng tài năng chỉ có thể nhắc đến vài cái tên như Khánh Linh, Tùng Dương, Thu Minh, Nguyên Thảo, Hồ Quỳnh Hương,… nhưng vì nhiều lý do nào đó mà những cái tên này chưa thể vươn lên để trở thành hàng đầu, có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường nhạc Việt như thế hệ của Lam, Nhung, Linh, Hà đã từng làm được.
Uyên Linh đã kéo công chúng đến gần hơn với Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung và Trần Thu Hà. Đó là điều không phải ai cũng làm được và nhạc Việt hiện tại cũng chỉ cần những người như thế! |
Uyên Linh dù chỉ là một giọng hát tay ngang, chưa qua đào tạo và không có lợi thế về mặt ngoại hình nhưng cô xuất hiện vào đúng thời điểm (mà nhạc Việt vốn đang thiếu thốn nhân tố mới và khát cháy tài năng) cùng với một tư duy âm nhạc văn minh, cách thể hiện mới mẻ, táo bạo có chiều sâu và làm lay động được lòng người.
Và đó chính là phẩm chất quý nhất của một ca sĩ, vượt lên cả kỹ thuật thanh nhạc. Để minh chứng cho điều này thì có lẽ chúng ta chỉ cần liếc sơ vào làng show biz cũng thấy, có không ít những ngôi sao thị trường hiện nay có “tiểu sử” gắn liền với các nhạc viện. Hay một đơn cử ngược là ca sĩ Hồng Nhung, cô trở thành diva không hẳn bằng kỹ thuật thanh nhạc mà là bằng tình cảm và tư duy âm nhạc được ảnh hưởng từ những nhạc sĩ hàng đầu (Trịnh Công Sơn, Dương Thụ, Phú Quang...).
Rõ ràng, thứ âm nhạc mà Uyên Linh đã thể hiện trong mùa thi thứ 3 là của loại âm nhạc chuyên dụng của các diva (dù được giới chuyên môn tung hô nhưng nó khá kén người nghe và thị trường của nó cũng khá chật hẹp). Và lần đầu tiên thứ nhạc ấy, qua cách thể hiện của Uyên Linh đã đánh gục những tâm hồn lười biếng nhất. Nghĩa là, qua mùa thi vừa qua, bằng cách hát của mình, Uyên Linh đã khéo léo đưa công chúng đến gần hơn với những giá trị âm nhạc thực sự.
Một cách gián tiếp, Uyên Linh đã kéo công chúng đến gần hơn với Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung và Trần Thu Hà. Đó là điều không phải ai cũng làm được và nhạc Việt hiện tại cũng chỉ cần những người như thế!
Thanh Lam nên mừng, nên ủng hộ cho Uyên Linh hay chí ít là cô nên im lặng khi thí sinh này đã ít nhiều làm nên sự đổi chiều của thị hiếu |
Tất nhiên, với tư cách là một đàn chị, Thanh Lam không nhất thiết phải biết ơn Uyên Linh nhưng cô nên mừng, nên ủng hộ cho Uyên Linh hay chí ít là cô nên im lặng khi thí sinh này đã ít nhiều làm nên sự đổi chiều của thị hiếu. Đáng tiếc, cái cách phát biểu của cô dù đã được nhạc sĩ Quốc Trung đỡ lời thì chính anh cũng thừa nhận đó là lối phát ngôn cảm tính, còn một vị giám khảo khác cho là thiếu thiện cảm. Một khi giới chuyên môn đã nói thế thì làm sao trách dư luận cho rằng Thanh Lam thiếu khiêm tốn, thừa mứa lòng đố kỵ và có dấu hiệu của sự “thủng phông”.
Ở trường hợp này, vô hậu là vì vậy!
2. Từng được xem là một format thi ca hát vừa vặn với môi trường âm nhạc Việt Nam khi cho ra đời những thế hệ ca sĩ ít nhiều có sự văn minh trong cách hát: Tùng Dương, Kasim Hoàng Vũ, Ngọc Khuê, Anh Khoa, Hà Anh Tuấn… nhưng tới năm nay, khi mùa giải kết thúc thì cũng là lúc BGK choáng váng và tố ngược BTC về cơ cấu giải thưởng. BGK, cụ thể là nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng anh chẳng biết gì khi cuộc thi năm nay có thêm một giải triển vọng mà khó hiểu hơn nữa là một Hội đồng nghệ thuật “bí ẩn” nào đấy đã trao giải ấy cho một thí sinh đã bị loại ra khỏi cuộc thi.
Trong khi đó, một thí sinh khác là Mỹ Như dù đã lọt vào đến đêm cuối cùng phải đi về tay trắng vì cái lý mà BTC đưa ra là cô đã già nên không thể xem là triển vọng được.
Hậu Sao Mai Điểm Hẹn 2010, cái tên Minh Chuyên, quán quân mùa thi năm nay hiếm được ai nhắc đến mà người ta dồn hết vào Mỹ Như - một thí sinh mà họ cho là “hoàn cảnh” nhất |
Thế là, hậu Sao Mai Điểm Hẹn 2010, cái tên Minh Chuyên, quán quân mùa thi năm nay hiếm được ai nhắc đến mà người ta dồn hết vào Mỹ Như - một thí sinh mà họ cho là “hoàn cảnh” nhất trong số các thí sinh (để lại chồng con nheo nhóc ở Phú Yên để đi thi trong khi chẳng đủ tiền để sắm trang phục mà phải đi vay, đi xin. Để rồi khi đi tay trắng, đi về cũng thế!).
Hẳn nhiên, người ta không phải vì thương hoàn cảnh của Mỹ Như mà tiếc cho cô bởi không thể mang “hoàn cảnh” ra để lấy điểm trong một cuộc thi ca hát. Hội đồng nghệ thuật nào đó hoàn toàn có quyền tước đi giải thưởng nếu khả năng của cô không thuyết phục.
Sự thắc mắc ở đây nằm ở cái lý không lấy gì có hậu cho lắm: lớn tuổi thì không được gọi là triển vọng. Đáng tiếc nhất phát biểu này được phát ra từ một người có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc thi âm nhạc là nhạc sĩ Huyền Thanh, một đạo diễn thâm niên của Sao Mai Điểm Hẹn. Trẻ thì mới triển vọng là lối tư duy sáo mòn, ấu trĩ và dù không cố ý thì nó cũng là cái tát cho những tài năng vì những lý do nào đó chưa thể tỏa sáng. Hiểu theo một nghĩa nào đó thì phát biểu như thế cũng có thể liệt vào loại vô hậu.
Mỹ Như không được giải triển vọng vì quá lớn tuổi |
Mà sự “vô hậu” hình như không chỉ dừng lại ở đó, sau cuộc thi có nhiều khán giả phản ánh họ bỏ tiền ra để nhắn tin bình chọn cho cuộc thi nhưng dù nhắn tin không thành công (lỗi ở tổng đài) vẫn bị trừ tiền. Một số tiền không hề nhỏ đã chảy về đâu chẳng ai biết được trong khi trách nhiệm thì BTC cứ đẩy đưa.
Với những phát ngôn như thế, nếu không gọi đó là… vô hậu thì gọi là gì?
Theo Báo Laodong
(HBĐT) - Năm 2010, ngành VH - TT & DL đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá, hoạt động lễ hội, du lịch trên địa bàn tỉnh.
Anh A*, giám đốc một công ty lớn, mắc hen suyễn từ hơn 10 năm nhưng do công việc, đã 6 tháng anh không đến bác sỹ khám theo hẹn. Sáng nay anh lên cơn khó thở, khò khè, môi tím phải nhập viện vì một vị khách hút thuốc lá trong phòng làm việc của anh.
Vừa qua, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) Chi nhánh phía Nam đã có buổi báo cáo tình hình hoạt động năm 2010. Theo đó, tiền tác quyền âm nhạc thu được trong năm 2010 đã đạt 138,5% so với năm trước, nên các nhạc sĩ cũng rất hài lòng và coi VCPMC là chỗ dựa của mình.
Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn đang rất hào hứng với tiết mục biểu diễn của mình trong chương trình trao Giải Mai Vàng lần này
Tháng 2 tới đây, Ban lãnh đạo Dàn nhạc trẻ Châu Á (Asian Youth Orchestra) sẽ tổ chức thi tuyển nhạc công cho dàn nhạc này để lựa chọn nhạc công cho quá trình tập huấn và lưu diễn trong năm 2011.
Chiều 14/1, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo về chương trình "Xuân quê hương 2011" với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn.