Sản phẩm dệt của hợp tác xã Chiềng Châu được khách hàng ưa chuộng với nhiều kiểu dáng mới lạ, hợp thị hiếu.

Sản phẩm dệt của hợp tác xã Chiềng Châu được khách hàng ưa chuộng với nhiều kiểu dáng mới lạ, hợp thị hiếu.

(HBĐT) - Trừ chủ nhiệm là anh Mạc Văn Phang, 30 xã viên của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đều là nữ. Gần 3 năm qua, với nỗ lực duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chị em có cuộc sống ổn định hơn, giới thiệu và quảng bá sản phẩm dệt của đồng bào Thái tới mọi miền trong, ngoài nước.

 

Sự hình thành HTX có sự hỗ trợ không nhỏ của dự án Jica (Nhật Bản) từ khôi phục, đào tạo, nâng cao tay nghề đến tìm kiếm mối hàng. Theo chị Vì Thị Oanh – Phó chủ nhiệm HTX, với tay nghề ngày càng nâng cao, chị em xã viên đã thuần thục ở từng công đoạn từ dệt, thêu đến may hàng. Đặc biệt, chị em sáng tạo trong đa dạng sản phẩm như: giày, dép, ví, túi treo, móc điện thoại… được khách ưa chuộng.

           

Đến HTX Chiềng Châu, từng chi tiết của sản phẩm bộc lộ sự khéo léo, tỉ mỉ và tinh tế của người phụ nữ Thái nơi đây. Để tạo nên dây chuyền sản xuất, mỗi bộ phận đảm trách từng công đoạn khác nhau, xã viên được lập thành từng nhóm gồm nhóm may, nhóm dệt, nhóm thêu, mỗi nhóm có 10 chị em. Về cơ sở vật chất, HTX nhà xưởng đảm bảo, trang bị đầy đủ máy may, khung dệt, khung thêu để chị em có điều kiện làm việc tập trung.

 

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống có thể phát triển được hay không phụ thuộc vào đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy, người làm ra sản phẩm phải không ngừng nâng cao chất lượng, tìm tòi những mẫu hàng mới đáp ứng thị hiếu khách hàng. Một mặt, HTX duy trì mối hàng phía Jica (Nhật Bản), tích cực khai thác, tìm các mối hàng mới tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, một mặt, động viên chị em xã viên phát triển thêm một số mẫu sản phẩm khó theo đơn đặt của khách. Nhờ đó, HTX thường xuyên nhận được các hợp đồng sản phẩm từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Không chỉ tham gia xuất khẩu thông qua dự án Jica, sản phẩm dệt của HTX còn còn được đông đảo du khách đến với bản Lác, Chiềng Châu yêu thích. Công ty Du lịch Thiên Minh cũng đặt vấn đề giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Khi đưa hàng dệt đến thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được đông đảo khách hàng chấp nhận.

 

Cùng với phát triển thị trường, nâng cao tay nghề, đời sống của xã viên HTX ngày càng đảm bảo, bình quân thu nhập của người lao động hiện đạt từ 60.000 - 70.000 đồng/ngày. Có thể kể đến hàng chục xã viên có tay nghề cao, thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng như chị: Hà Thị Dịu, Lò Thị Dịu ở tổ may, Vì Thị Oanh, Lò Thị Liên ở tổ dệt, Hà Thị Toán, Bùi Thị Phương ở tổ thêu.

 

                                                                                    

                                                                         Bùi Thu

                                                             (TTV)

 

Các tin khác

Đoàn làm phim Long Thành cầm giả ca nhận giải Cánh diều vàng - Ảnh: L.V.P.Hưng
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Kim Bôi: Khơi dậy truyền thống tốt đẹp qua CVĐ ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo”

(HBĐT) - Kim Bôi là huyện có địa bàn rộng, dân cư đông với trên 90% dân số sống dựa vào nông nghiệp, cái đói, cái nghèo vẫn đeo đẳng một bộ phận không nhỏ nhân dân. Khi MTTQ triển khai cuộc vận động ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo”, huyện đã coi đó là nền tảng để khơi dậy truyền thống tốt đẹp, tinh thần “tương thân, tương ái” của cộng đồng dân cư. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, 10 năm qua (2000-2010) đã có hàng ngàn hộ nghèo được giúp đỡ bởi các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT)- Thực hiện Nghị quyết ĐH Đảng bộ huyện Mai Châu khoá XXIV, nhiệm kỳ 2010- 2015, vừa qua, UBND huyện đã ban hành chương trình hành động về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Với mục tiêu tăng tỷ lệ doanh thu từ du lịch đạt từ 12 tỷ đồng trở lên đến năm 2015, huyện cũng đang khẩn trương tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu trên.

Hội thi văn hoá - thể thao các trường DTNT tỉnh lần thứ IV năm 2011

(HBĐT)- Trong 3 ngày, từ 9- 11/3, Sở GD-ĐT đã tổ chức hội thi văn hoá - thể thao các trường DTNT tỉnh lần thứ IV, năm 2011. Tham gia hội thi có 9 trường PT DTNT huyện, liên xã, với gần 400 học sinh.

Cần đấu thầu làm phim hoạt hình

Hoạt hình thường là mảng ít được nói tới nhất trong những giải liên quan đến phim ảnh như “Cánh diều” (CD) hay liên hoan phim ở nước ta. Mà cũng thường chỉ tới các giải CD hay LHP, khán giả mới có dịp xem (miễn phí) phim hoạt hình Việt ngoài rạp…

Hơn 20 tỷ đồng tài trợ thi bắn pháo hoa quốc tế

Ngày 11/3, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tổ chức họp báo và ký kết tài trợ Cuộc thi bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2011 (DIFC 2011).

Trước thềm giải Cánh diều 2010 Phim hay theo gió về trời...

Nghệ thuật điện ảnh với ưu thế riêng mang tính giao lưu, tính quốc tế nằm trong bản chất đã khiến nó trở thành nghệ thuật hoa tiêu, làm khởi động một nền nghệ thuật dân tộc. Vì thế, những sự kiện của ngành điện ảnh thường được xã hội quan tâm và những ngày này, chuyện xung quanh giải thưởng Cánh diều được bàn luận nhiều.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục