Hoạt hình thường là mảng ít được nói tới nhất trong những giải liên quan đến phim ảnh như “Cánh diều” (CD) hay liên hoan phim ở nước ta. Mà cũng thường chỉ tới các giải CD hay LHP, khán giả mới có dịp xem (miễn phí) phim hoạt hình Việt ngoài rạp…

 

Nhân mùa giải CD, chúng tôi tới gặp thầy trò NSƯT Hà Bắc - Huỳnh Vĩnh Sơn - hai nhà làm phim vẫn “kẽo kẹt” gắn bó với phim hoạt hình của Hãng phim Giải phóng - trao đổi về một số vấn đề liên quan.

Có cả thảy 9 phim hoạt hình dự giải CD 2010, trong đó ở phía nam, chỉ Hãng phim Giải phóng có một phim tham dự, là phim video định dạng 3D “Truyền thuyết về những con sóng đại dương” (kịch bản, đạo diễn: NSƯT Hà Bắc). Để làm cho ưng ý 15 phút phim, NSƯT Hà Bắc và các cộng sự của mình tốn gần 2 năm; trong phim, ông kiêm nhiệm nhiều vai - nhân vật chính - đại dương với nhiều cung bậc tình cảm, đôi vợ chồng hải âu... “Sau nhiều năm tìm hiểu về phim hoạt hình 3D và hai năm gần đây có cơ hội học hỏi chuyên gia nước ngoài, bắt tay làm phim này, tôi cố gắng áp dụng những kinh nghiệm đã tích lũy được” - nghệ sĩ Hà Bắc nói.

Những ngày này, Huỳnh Vĩnh Sơn đang bận rộn ở Hà Nội, lo làm diễn xuất cho phim nhựa 3D có độ dài 30 phút, là phim “Khu đầm có cánh”. Tính cầu toàn, anh muốn thực hiện một bộ phim hoạt hình với chất lượng cao nhất, nên so với kế hoạch phim ra bị chậm, không dự giải CD 2010 được, mà cuối năm 2011 mới hoàn thành. Ở giải CD 2008, phim đầu tay của anh là “Thỏ và rùa” đoạt giải CD bạc: “Tôi hướng đến cái đích cuối cùng là khán giả, nên phải nỗ lực rất nhiều... Do đây là bản phim nhựa 3D, nên tôi hy vọng phim sẽ được chiếu, bán vé ở rạp”.

Khi làm phim, các anh đặt tiêu chí nào lên trên hết: Tính giải trí hay tính giáo dục?

- NSƯT Hà Bắc: Tôi gắn bó với phim hoạt hình gần 40 năm, có tham gia viết lịch sử phim hoạt hình VN. Phim tôi làm chủ yếu là phim đặt hàng của Cục Điện ảnh, nên hiển nhiên hai tiêu chí trên phải có, phim mới được duyệt...;

- Huỳnh Vĩnh Sơn: Một câu chuyện thú vị thì bao giờ cũng mang trong nó tính nhân văn nhất định.

Đi tìm nhân vật cho phim hoạt hình Việt, theo các anh nên tìm ở đâu?

- NSƯT Hà Bắc: Tôi thường tìm trong văn hóa dân tộc, trong các truyền thuyết.

- Huỳnh Vinh Sơn: Tôi nghĩ, người làm phim không gò ép, rập khuôn, cứng nhắc, nên đặt mình trong vị trí khán giả muốn điều gì hơn là áp đặt cho người khác thích theo mình. Tài năng của nghệ sĩ tạo hình và khao khát một tiếng nói mang bản sắc riêng sẽ tạo nên một nhân vật hấp dẫn mà vẫn mang nét Việt.

Về tư duy làm phim hoạt hình, ở nước ta, cần đột phá ở khâu nào? Nhà nước cần đầu tư như thế nào để có phim hoạt hình thật sự hấp dẫn khán giả?

- NSƯT Hà Bắc: Nhà nước nên đấu thầu các dự án làm phim hoạt hình; không bao cấp nữa.

- Huỳnh Vĩnh Sơn: Tự tin và tôn trọng con đường mình đi. Chừng nào còn quan niệm với tư tưởng bi quan, yếm thế khi làm nghề, chừng ấy hoạt hình chắc chắn sẽ chưa phát triển được. Cần con người giỏi, máy móc hiện đại. Cần những hoạ sĩ giỏi về nghề, nắm bắt thành thạo những thay đổi mới về công nghệ trên thế giới. Tuy thế cũng không thể duy ý chí khi cứ khăng khăng cố gắng sẽ làm được hết....

Các anh nghĩ gì khi hiện nhiều họa sĩ trẻ đang làm việc cho một số xưởng phim hoạt hình nước ngoài hoạt động tại VN?

- NS Hà Bắc: Nhiều học trò của tôi đang làm gia công trong các xưởng đó. Nhưng nói về nghề thì họ chỉ thạo ở từng công đoạn thôi. Vì chủ phim thường mang phim về nước, “lắp ráp” lại. Nghĩa là các họa sĩ mới giỏi là thợ, nhưng về tổng thể cả phim thì không...

- Huỳnh Vĩnh Sơn: Chính nhờ những hãng phim nổi tiếng ấy, các hoạ sĩ của ta sẽ có cơ hội tốt để tiếp thu kỹ năng, kinh nghiệm cũng như quy trình chuẩn. Bên cạnh đó, khi các hãng phim nhà nước chưa có chế độ đãi ngộ tốt, những nơi như thế sẽ giúp các hoạ sĩ vừa có thu nhập tốt, lại vừa theo được nghề. Tuy nhiên, đằng sau những lớp hoạ sĩ ấy sẽ là tương lai thế nào? Cũng làm gia công như ta, nhưng các nước như Hàn Quốc hay Trung Quốc đều không lâu sau đó có được những cơ sở tốt của người bản địa để góp phần phát triển chung cho ngành, còn ở ta, tính đến bây giờ đã gần được 20 năm mà một cơ sở như thế vẫn còn xa vời lắm...

                                                                          Theo Báo Laodong

 

Các tin khác

Thi pháo hoa quốc tế năm 2010 tại Đà Nẵng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ Ngân hàng CSXH tỉnh trao tặng nhà tình nghĩa  cho gia đình ông Lường Văn Mái, xóm Thượng,  xã Trung Thành (Đà Bắc).

Không tạo nghi án "đạo nhạc" để quảng bá cho phim

GĐ Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam cho hay, nhạc sĩ Đấu Đấu làm nhạc cho phim "Vượt qua bến Thượng Hải", phần cảnh ở Trung Quốc, hoàn toàn là sáng tác mới. Ông này cũng khẳng định, thông tin bộ phim "đạo nhạc" không liên quan đến hãng phim và cũng không phải cách để PR cho bộ phim.

Phát động cuộc thi báo chí về chủ đề “an ninh và cuộc sống” năm 2011- 2012

Ngày 10- 3, Bộ Công an tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi báo chí về đề tài an ninh trật tự năm 2009- 2010; phát động cuộc thi báo chí về chủ đề “an ninh và cuộc sống” năm 2011- 2012.

“Kiều nữ” Ngọc Lan sang kịch luyện nghề

Sân khấu Hoàng Thái Thanh đang chiêu mộ một số diễn viên phim truyền hình sang đóng kịch và bước đầu đã gặt hái được những thành công nhất định. Một trong số những diễn viên phim truyền hình được sân khấu này “rước về” biểu diễn là “kiều nữ” Ngọc Lan (ảnh).

Ngô Thanh Vân bất ngờ trước tình cảm của khán giả Mỹ

Lần đầu mang 'Bẫy rồng' dự LH phim châu Á Quốc tế ở San Francisco cũng như chiếu tại các rạp thuộc nhiều tiểu bang ở Mỹ, đôi bạn Thanh Vân - Trí Nguyễn được khán giả Việt ở hải ngoại chào đón nồng nhiệt.

Lấy sức dân để xây dựng cuộc sống mới cho dân

(HBĐT)- “Đẩy mạnh thực hiện tốt 6 nội dung của CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC” trên địa bàn huyện Cao Phong đã đem lại hiệu quả thiết thực. Tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc trong huyện, đồng thời tích cực phát huy tính dân chủ và tinh thần tự quản của nhân dân với quan điểm xuyên suốt “Lấy đoàn kết cộng đồng làm sức mạnh, lấy sức dân để xây dựng cuộc sống mới cho dân”- Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong, Nguyễn Thị Xanh nhấn mạnh.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại TPHCM - Chuyển biến tích cực

Vài năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn TPHCM đã có chuyển biến tích cực. Những tồn tại và tình trạng vi phạm các quy định trong quản lý di tích từng bước được các ngành quan tâm phối hợp giải quyết. Nhiều di tích trên địa bàn TPHCM đã được bảo tồn, phát huy giá trị, thu hút ngày càng nhiều người dân và du khách đến tham quan thưởng lãm…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục