Con đường đang được đề xuất đặt tên Trịnh Công Sơn - Ảnh: B.N.L
Con đường mới mở uốn lượn theo bờ sông Hương thơ mộng được lựa chọn để đề xuất đặt tên cố nhạc sĩ tài hoa của Huế đã nhận được sự đồng thuận lớn từ Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố và công trình đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế (thuộc Sở VH-TT-DL tỉnh).
Tên đường Trịnh Công Sơn theo trình tự phải được HĐND tỉnh thông qua mới chính thức có tên, nhưng những người dân ở trên tuyến đường này đã rất vui mừng trước thông tin trên. Nhiều quán cà phê, quán nhậu trên tuyến đường cũng đã rục rịch “đổi tên” thành: Ướt Mi, Hạ Trắng, Mưa Hồng, Cát Bụi, Quỳnh Hương... Con đường xuất phát từ chân cầu Gia Hội, ngay đầu đường Chi Lăng, chạy dọc bờ sông Hương đến vị trí giao nhau với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, dài 600m, thảm nhựa, rộng 11m.
Đề án đặt tên đường của TP Huế (đợt VI) dự kiến đặt tên cho 71 tuyến đường mới, trong đó có 55 tên đường dành cho những nhân vật: danh nhân văn hóa, lịch sử, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hoạt động yêu nước và cách mạng, nhân vật có quê quán tại Thừa Thiên - Huế và 16 tên đường dành cho địa danh, di tích. Đợt này, lần đầu tiên TP Huế cũng đã dành riêng một con đường mới ở khu quy hoạch sau Trung tâm Thi đấu thể thao tỉnh, thuộc phường Xuân Phú, TP Huế để đặt tên liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Đề án đã trình lên HĐND tỉnh để thông qua trong thời gian tới.
Tiến sĩ Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở VH-TT-DL, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố và công trình đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết: “Quan điểm của chúng tôi là đối với những danh nhân, nhà hoạt động cách mạng, thầy thuốc, văn nghệ sĩ... có công, trong đó có Trịnh Công Sơn thì phải ưu tiên trong đợt đặt tên đường phố lần này”.
Theo ThanhNien
(HBĐT) - Hiện nay, Thư viện huyện Mai Châu được trang bị trên 7.850 đầu sách, báo phục vụ bạn đọc. Thời gian qua, thư viện đã luân chuyển được trên 4.600 lượt sách, báo, phát 150 thẻ cho bạn đọc, mở cửa trên 500 buổi. Qua đó đã phục vụ cho hơn 3.000 lượt người tới đọc, nghiên cứu, tìm hiểu thông tin.
Khi xem những hình ảnh hoặc clip ghi lại cảnh sóng thần tàn phá Nhật Bản, có lẽ những nhà làm phim Năm đại họa 2012 cũng phải bàng hoàng. Sự thật còn kinh hoàng hơn cả những gì do trí tưởng tượng con người nghĩ ra với sự phụ trợ của kỹ xảo điện ảnh.
Sau hơn 30 năm gắn bó với nhiếp ảnh, ngày 20.3 tới đây, Hoàng Quốc Tuấn sẽ ra mắt tập sách ảnh đầu tiên mang tên Qua ô cửa.
"Chung một dòng sông" là bộ phim truyện nhựa đầu tiên của điện ảnh nước nhà. Nhân Ngày Điện ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2011), Hànộimới xin ghi lại hồi ức trân trọng và xúc động về "Chung một dòng sông" của các nghệ sĩ điện ảnh những ngày đầu ấy như NSƯT Thu An, NSƯT Trịnh Thịnh, NSND Trần Phương.
Đạo diễn Nguyễn Vũ Hoàng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Lâm Đồng, cho biết trung tâm đang chuẩn bị cho đêm nghệ thuật đặc biệt tưởng niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1.4.2001 - 1.4.2011) có chủ đề Hát rong qua miền hư ảo.
(HBĐT) - Trừ chủ nhiệm là anh Mạc Văn Phang, 30 xã viên của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đều là nữ. Gần 3 năm qua, với nỗ lực duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chị em có cuộc sống ổn định hơn, giới thiệu và quảng bá sản phẩm dệt của đồng bào Thái tới mọi miền trong, ngoài nước.