Kết quả của Giải Cánh diều vàng 2010 đã cho thấy, mặc dù có thay đổi về tiêu chí lựa chọn BGK, nhưng sự bứt phá như mong đợi thì vẫn còn phải mong đợi, khi vẫn có sự "chia giải" cho… vui cả làng.
Lễ trao giải Cánh diều vàng 2010 diễn ra tại TP HCM tối 13/3 vẫn để lại những điều "giá như". Nói như NSND Thế Anh là tính chất nghệ thuật của buổi lễ trao giải chưa nhiều với sự tẻ nhạt, dàn trải lê thê, dẫn đến khán phòng chỉ còn lưa thưa người dự. 1. Năm nay, với đạo diễn mới của chương trình, MC là 2 gương mặt khá quen thuộc: Thanh Mai và Hồng Phúc với phong cách dẫn duyên dáng và chủ động ứng phó trước nhiều tình huống, để hy vọng sẽ không lặp lại những lỗi ngớ ngẩn của một số buổi lễ trước, như nữ MC là một ca sĩ đã mời "chị" đạo diễn Thanh Vân lên nhận giải! Song, cặp đôi này vẫn để lại những điều đáng tiếc khi có lúc, Thanh Mai và Hồng Phúc "tung hứng" không ăn ý, dẫn đến việc "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" trong phần giới thiệu để trao giải hạng mục phim truyện nhựa. Hay Hồng Phúc phải hỏi lại nhiều lần để tránh nhầm tên nghệ sĩ... Các nghệ sĩ được mời lên trao giải đều là những tên tuổi và dù BTC đã có hẳn một buổi tổng duyệt vào sáng 13/3, nhưng vẫn có nhiều lỗi ngớ ngẩn, khiến người xem giật mình thon thót. Mở đầu phần trao giải, cô diễn viên xinh đẹp của "Sống trong sợ hãi" Hạnh Thúy đã định tranh luận với NSND Khải Hưng về việc biên kịch hay đạo diễn quan trọng hơn, khiến nam đạo diễn vội vàng cắt ngay cuộc tranh luận. Còn nữ diễn viên Thanh Thúy cũng dài dòng trong việc dẫn dụ câu hỏi mang ý tứ của bộ phim "Bao giờ cho đến tháng mười" của đạo diễn Đặng Nhật Minh, khiến NSND Đặng Nhật Minh phải 2 lần có cử chỉ cắt ngang, vì sợ kéo dài thêm nữa những lời ca tụng với mình sẽ gây phản cảm. Chỉ có mấy lời phi lộ trước khi trao giải, lại đã được chuẩn bị sẵn, được tập duyệt trước, mà nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Trần Bảo Sơn cũng ấp a ấp úng đến "ái ngại".
Lan Ngọc và Đình Toàn giành giải Nữ, nam diễn viên xuất sắc nhất.
Lúc trao giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho đạo diễn Lưu Trọng Ninh với phim "Khát vọng Thăng Long", người đại diện hãng phim chạy tới micro "alô, alô" liên hồi và tự ý phát biểu, khiến chính BTC cũng bị bất ngờ vì không được thông báo trước.
2. Ngay lúc xem xong toàn bộ các phim dự thi, nhà văn Chu Lai đã băn khoăn: "Thật khó để chọn một tác phẩm trao giải, vì cứ bình bình, đều đều", thế mà, kết quả trao giải lại cho thấy điện ảnh Việt Nam thật "lạc quan": 10 phim dự giải, mà có tới 7 phim được giải, gồm 1 Cánh diều vàng, 3 Cánh diều bạc và 3 Bằng khen.
Cái cụm từ "giải phong trào" vốn được nhắc đến trong nhiều cuộc trao giải như một sự cảnh tỉnh các BGK, những tưởng sẽ không còn lặp lại ở giải Cánh diều vàng 2010, nhưng xem ra chưa hết, dù thành phần BGK phim truyện nhựa rất được quan tâm, với tiêu chí là nhiều lứa tuổi và cả thành phần: biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên, họa sĩ, nhạc sĩ, để đảm bảo tính toàn diện. Kết quả của Giải Cánh diều vàng 2010 đã cho thấy, mặc dù có thay đổi về tiêu chí lựa chọn BGK, nhưng sự bứt phá như mong đợi thì vẫn còn phải mong đợi, khi vẫn có sự "chia giải" cho… vui cả làng.
Khách quan mà nói, thì ghi nhận đầu tiên ở giải Cánh diều vàng 2010 là BGK lần này đã không lệ thuộc vào BGK của LHP Quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam, khi mạnh dạn khẳng định tiếng nói của mình bằng việc lựa chọn Lan Ngọc cho danh hiệu Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, thay vì tiếp tục trao giải này cho Nhật Kim Anh trong "Long thành cầm giả ca". Tuy nhiên, vai diễn viên nam chính xuất sắc được trao cho Vũ Đình Toàn có phần khiên cưỡng và cho thấy là BGK rất lúng túng để lựa chọn một diễn viên cho giải này. Bởi diễn viên chính ở cả 2 phim "Long thành cầm giả ca" và "Khát vọng Thăng Long" là người mẫu Quách Ngọc Ngoan, nhưng diễn xuất của anh chưa thật xuất sắc để được trao danh hiệu đó. Vì thế, việc gọi là đề cử Quách Ngọc Ngoan cũng chỉ là để cho có (vì chả còn ai!).
Ngược lại, dù chỉ là vai phụ, nhưng Vũ Đình Toàn, cậu học trò yêu của NSƯT Thành Lộc đã thể hiện được đẳng cấp qua cách nhập vai tinh tế, đầy biểu cảm và có hồn, làm nên một thần thái riêng của Thái tử Lê Long Đĩnh. Có thể thấy rõ là BGK đã quyết định "đôn" vai diễn Lê Long Đĩnh làm vai chính, để lấp khoảng trống ở danh hiệu này. Nhưng chính điều đó lại chỉ ra một sự thật: sự khủng hoảng về diễn viên nam chính giỏi của điện ảnh Việt
Giành 2 giải quan trọng nhất của phim truyện nhựa là Diễn viên nam xuất sắc nhất và đạo diễn xuất sắc nhất, nhưng "Khát vọng Thăng Long" đã không đoạt Cánh diều vàng, trong khi, "Long thành cầm giả ca" chỉ đoạt giải về biên kịch và họa sĩ, cũng không bứt phá về nội dung và nghệ thuật, đã trở thành cánh diều tung bay khiến khán giả ngỡ ngàng. Sau "Đừng đốt", "Long thành cầm giả ca" là bộ phim tiếp theo do Nhà nước đặt hàng đứng lên ngôi vị cao nhất ở Cánh diều vàng.
Ngôi sao điện ảnh Thế Anh cũng cho rằng, còn có "tính mặt trận" khi có tới 3 giải Bạc và 3 Bằng khen, chưa kể còn thêm cả hạng mục phim ngắn. Ông cũng băn khoăn về việc "Long thành cầm giả ca" đoạt giải, nhưng lại không phải đạo diễn Đào Bá Sơn, mà là chủ hãng phim, được mời phát biểu, là điều chưa có tiền lệ, khiến người xem phải lấn cấn.
Để thúc đẩy điện ảnh Việt
Theo CAND
Tối 15-3, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 với chủ đề "Đêm thế giới với cà phê" đã chính thức khép lại sau 4 ngày sôi động.
(HBĐT) - Về thăm làng văn hoá cấp tỉnh xóm Chùa – xã Thống Nhất (TPHB) mới cảm nhận được sức mạnh của tinh thần đoàn kết nơi đây. Từ nguồn hỗ trợ 16 triệu đồng của Nhà nước, nhân dân trong xóm đã cùng góp sức, góp của xây dựng được nhà văn hoá khang trang, rộng đẹp với trị giá trên 100 triệu đồng.
(HBĐT) - Hiện nay, Thư viện huyện Mai Châu được trang bị trên 7.850 đầu sách, báo phục vụ bạn đọc. Thời gian qua, thư viện đã luân chuyển được trên 4.600 lượt sách, báo, phát 150 thẻ cho bạn đọc, mở cửa trên 500 buổi. Qua đó đã phục vụ cho hơn 3.000 lượt người tới đọc, nghiên cứu, tìm hiểu thông tin.
Khi xem những hình ảnh hoặc clip ghi lại cảnh sóng thần tàn phá Nhật Bản, có lẽ những nhà làm phim Năm đại họa 2012 cũng phải bàng hoàng. Sự thật còn kinh hoàng hơn cả những gì do trí tưởng tượng con người nghĩ ra với sự phụ trợ của kỹ xảo điện ảnh.
Sau hơn 30 năm gắn bó với nhiếp ảnh, ngày 20.3 tới đây, Hoàng Quốc Tuấn sẽ ra mắt tập sách ảnh đầu tiên mang tên Qua ô cửa.
"Chung một dòng sông" là bộ phim truyện nhựa đầu tiên của điện ảnh nước nhà. Nhân Ngày Điện ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2011), Hànộimới xin ghi lại hồi ức trân trọng và xúc động về "Chung một dòng sông" của các nghệ sĩ điện ảnh những ngày đầu ấy như NSƯT Thu An, NSƯT Trịnh Thịnh, NSND Trần Phương.