Nhà thơ Lê Đạt
Buổi tọa đàm”Đời và thơ Lê Đạt – Bóng chữ ngả dài trên Đường chữ” sẽ diễn ra lúc 18h ngày 31.3 tại Trung tâm văn hóa Pháp, Tràng Tiền, Hà Nội.
Nhiều diễn giả nổi tiếng sẽ tham gia buổi tọa đàm này: nhà thơ Dương Tường, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, nghệ sĩ sân khấu Ngọc Thụ , nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên…
Đời chữ của Lê Đạt chia hai thời kỳ, dưới hai ngòi bút: Nhà thơ cách tân, theo truyền thống Mallarmé, mở một kỷ nguyên mới cho đường chữ. Nhà thơ thời thế, theo truyền thống Đỗ Phủ, ghi lại bộ mặt của xã hội toàn trị trên đất nước Việt Nam, xác định tính chất cơ bản của lịch sử : "Lịch sử muôn đời duyệt lại / Không ai lừa được cuộc đời".
Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt (1929-2008), là người chủ trương đổi mới thi ca, tác giả của các tập thơ "Bóng chữ" (NXB Hội Nhà văn, 1994), "Ngó lời" (NXB Văn học, 1997), "Đường chữ" (NXB Hội Nhà văn và Bách Việt, 2009), truyện ngắn "Mi là người bình thường" (NXB Phụ nữ, 2007).
Nhà thơ Lê Đạt sinh ngày 10 tháng 9 năm 1929, ở Á Lữ, Bắc Giang. Ông tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm vào những năm 50 của thế kỉ XX. Trên văn đàn, Lê Đạt là một nhà thơ chủ trương theo đường lối thơ "tạo sinh" - thơ phải dựa vào "ý tại ngôn ngoại", phải cô đúc, đa tầng, đa nghĩa, và đa ngã (phỏng theo nhà phê bình Thụy Khê). Thơ ông giàu nhạc điệu; nhiều sáng tạo, cách tân; phảng phất nhiều điển cố văn học và lịch sử; chất chứa vô vàn những lối "chơi chữ" tạo hình hóm hỉnh, đòi hỏi ở độc giả một trình độ thưởng thức cao. Năm 2007, cùng với Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. |
Theo BaoLaoDong
Ngày 28-3, Bộ VH-TT-DL đã có văn bản thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trong buổi làm việc với đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định về công tác quản lý và tổ chức lễ khai ấn tại đền Trần. Trong đó nói rõ, lễ khai ấn tại đền Trần - Nam Định phải được tổ chức đúng theo các nghi thức truyền thống, không tổ chức phát ấn vào đêm 14 tháng Giêng, rạng sáng 15 tháng Giêng. Còn việc có phát ấn sau thời điểm nêu trên hay không đề nghị tỉnh Nam Định chỉ đạo Sở VH-TT-DL, UBND TP Nam Định phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo rồi trình UBND tỉnh và bộ xem xét.
Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam cho biết, hai kỷ lục Việt Nam vừa chính thức được xác lập: "Áo cưới Việt Nam dài nhất" và "Số người cùng nhảy sạp nhiều nhất tại một địa điểm và cùng một thời điểm".
Hội thảo “Lịch sử quan hệ kinh tế và dân tộc” về Trường Lũy Quảng Ngãi được tổ chức ngày 27/3, tại tỉnh Quảng Ngãi.
Lạc Sơn: Hơn 300 thanh niên tham gia sàn giao dịch việc làm
(HBĐT) - Ngày 30/3, tại huyện Lạc Sơn, Trung tâm Giới thiệu việc làm ( Sở LĐ-TB&XH) đã phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức phiên giao dịch lần thứ I năm 2011 tại sàn giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn. Tham dự phiên giao dịch có 46 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động. Hơn 300 thanh niên đến từ các xã, thị trấn trong huyện đã tham dự phiên giao dịch.
Từ đầu năm đến nay, số lượng live show của các nghệ sĩ cải lương được tổ chức nhiều hơn hẳn các năm trước. Trong khi đó, số lượng vở diễn lại khá khiêm tốn. Vậy sân khấu cải lương hôm nay cần live show hay vở diễn?
Đã 10 năm trôi qua, kể từ ngày Trịnh Công Sơn từ giã chúng ta để đi vào cõi vô thường. Nhưng âm nhạc của ông thì vẫn ở lại trong lòng công chúng. Như một dòng suối không biết cạn, nó thì thầm, an ủi nhiều thế hệ người nghe lúc buồn, lúc vui, lúc hoang mang vô định. Dường như đời sống càng ồn ào, khốc liệt, người ta càng có nhu cầu muốn được quay về "ngồi yên dưới mái nhà" để nghỉ ngơi trong chính tâm hồn mình.