Hội thảo “Lịch sử quan hệ kinh tế và dân tộc” về Trường Lũy Quảng Ngãi được tổ chức ngày 27/3, tại tỉnh Quảng Ngãi.

 

Cuộc hội thảo này được tổ chức sau chuyến thăm khảo sát và tìm hiểu Di tich lịch sử Quốc gia Trường Lũy Quảng Ngãi của đoàn Đại sứ và trưởng phái đoàn đại diện EU tại Việt Nam, Đại sứ một số nước châu Âu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Tại hội thảo, hầu hết các tham luận của các nhà khoa học đều thống nhất rằng Trường lũy Quảng Ngãi không những chỉ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh và quản lý nội địa; Trường lũy dài 130km với 115 bảo (đồn) được xây bằng đá và đất còn tạo điều kiện cho giao thương, mua bán giữa đồng bào miền ngược và miền xuôi, giữa miền núi và miền biển.

Công trình không chỉ có ý nghĩa lớn về giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, mà còn là đường ranh giới đảm bảo về sự ổn định và hòa bình, nơi giao thương mà còn có giá trị lớn về mặt quân sự, cơ sở để quản lý, tạo mối quan hệ hòa hợp, gắn kết giữa cộng đồng các dân tộc.

Việc phát hiện và nghiên cứu về Trường Lũy Quảng Ngãi còn mở ra hướng nghiên cứu mới về mối quan hệ mật thiết trên cơ sở hợp tác giữa cộng đồng các dân tộc với nhau trong lịch sử. Trường lũy Quảng Ngãi mang đậm dấu ấn tinh thần Việt Nam.

Các nhà khoa học tham dự hội thảo đều nhấn mạnh Trường Lũy Quảng Ngãi là một công trình có giá trị lớn, cần được giữ gìn và phát huy tác dụng cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Trường lũy Quảng Ngãi - lũy thành dài nhất Đông Nam Á kéo dài từ huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đến huyện An Lão, tỉnh Bình Định, chính thức được phát hiện và nghiên cứu từ năm 2005 và vừa được công nhận là
Di tích lịch sử quốc gia./.

 

                                                                                 Theo TTXVN

Các tin khác

Các doanh nghiệp trực tiếp tư vấn tuyển dụng lao động tại sàn giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phối cảnh Khu di tích lịch sử quốc gia Tàu không số Vũng Rô.

Phim ca nhạc Việt, giờ mới bắt đầu đua

Âm nhạc là phần cần được đầu tư nhiều nhất trong một phim ca nhạc, bởi khán giả xem phim vì hâm mộ ca sĩ hay những bài hát mà họ thể hiện chứ chưa hẳn vì phim hay. Thế nhưng, phim ca nhạc Việt lại có vẻ đang xao nhãng phần này.

Giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh lần thứ IV: Những người được tôn vinh rất xứng đáng

Giải thưởng “Văn hoá Phan Châu Trinh” lần thứ tư vừa được trao tặng cho 6 vị học giả, dịch giả và nhà giáo dục có cống hiến xuất sắc trên lĩnh vực hoạt động của mình vào tối 24.3 tại TP.Hồ Chí Minh.

Cồng chiêng trong đời sống người Mường ở tỉnh ta

(HBĐT) - Hòa Bình tuy không phải là cội nguồn của văn hóa cồng chiêng nhưng cồng chiêng luôn có mặt trên mảnh đất này, hiện hữu trong cuộc sống của con người nơi đây. Ta có thể dễ dàng thấy hình ảnh của cồng chiêng trong dịp lễ hội, ngày vui, cồng chiêng gần gũi với mỗi người dân và được ví như một biểu tượng văn hóa của dân tộc Mường.

Uyên Linh là đại sứ UNESCO VN về vấn đề Thanh niên

Hôm qua, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã công bố lựa chọn ca sĩ trẻ Uyên Linh là Đại sứ thiện chí của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam về các vấn đề thanh niên.

Nhiều hoạt động tại Lễ hội đền Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng sẽ diễn ra trong 6 ngày từ 7-12.4 (tức mùng 5-10.3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử đền Hùng, thành phố Việt Trì và các xã, phường ven khu di tích. Lễ hội do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì, với sự tham gia của 5 tỉnh: Tuyên Quang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Ngãi và Đồng Tháp.

Tiếng chinh gọi hồn thiêng sông núi

Nhắc đến nhạc cụ truyền thống của người Chơro, bên cạnh goong -nhạc khí bằng đồng có khối u tròn ở giữa, người ta thường liên tưởng đến chinh (không có khối u). Bao đời qua, tiếng chinh ăn sâu vào máu thịt nhiều thế hệ tộc người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục