Gần đây, một số điểm diễn sân khấu có sự thay đổi, nên nhiều người đặt câu hỏi liệu kịch TP.HCM đang suy yếu?

 

 

 Vở "Nửa đời ngơ ngác" của sân khấu Hoàng Thái Thanh - một trong số ít vở kịch gây ấn tượng tốt cho khán giả thời gian gần đây - ảnh: P.Quang

Đầu tiên là NSƯT Hồng Vân đã bỏ rạp Kim Châu, để cho nghệ sĩ Linh Huyền “làm bầu” cải lương nơi đây. Như vậy, kịch Phú Nhuận của cặp Lê Tuấn Anh - Hồng Vân chỉ còn hai điểm diễn tại Trung tâm Văn hóa Phú Nhuận và Supper Bowl. Nghệ sĩ Minh Hoàng, Phó giám đốc phụ trách nghệ thuật của kịch Phú Nhuận, nói: “Lực lượng diễn viên chỉ chừng ấy mà phân tán ra ba điểm diễn thì rất mệt. Thiếu người nên cứ thay vai tùm lum. Chi bằng gom lại hai điểm là vừa sức, để bảo đảm kịch mục và chất lượng”. Thật sự, với khoảng 40 diễn viên, mỗi đêm 2 vở (cho 2 sân khấu) là vừa vặn. Với những vở “hoành tráng” như Nỏ thần thì “ngốn” luôn 40 người. Thỉnh thoảng, có những vở lớn đem ra Nhà hát TP.HCM, hoặc tăng cường 2, 3 suất diễn vào dịp lễ, tết, thì càng tốn diễn viên. Cho nên, sự “co cụm” này suy ra lại là dấu hiệu tốt.

Sự xuất hiện của nhóm kịch Gia Bảo tại sân khấu Trần Cao Vân khiến mọi người nghĩ rằng sân khấu kịch IDECAF đang thu hẹp lại. Ông bầu sân khấu kịch Huỳnh Anh Tuấn cười trấn an: “Chúng tôi vẫn diễn đó chứ. Nhưng vì chỉ khai thác có 3 đêm tại đây nên thấy phí, bèn mời anh em cộng tác để sáng đèn cả tuần. Nhiều diễn viên thiếu sân chơi, mình bỏ không sân khấu thì uổng quá!”. Trong kịch mục của Gia Bảo có mặt Minh Nhí và Trung Dân, đều là “người cũ” của kịch IDECAF, nên phối hợp rất ăn ý.

Kịch Sài Gòn từng một thời đình đám, nay trụ tại rạp Đại Đồng xem ra có phần lặng lẽ hơn. Diễn viên Mạnh Tràng lại về quản lý thay cho Giám đốc Phước Sang mải mê với phim ảnh, mới khoảng nửa năm nên chưa thể có “đột biến”. Cầm cự được đã là mừng, nhờ chiến lược hạ giá vé chỉ còn 50.000 đồng, thu hút được giới công nhân và sinh viên học sinh.

Cái đáng lo chính là chất lượng vở diễn dường như ngày càng yếu hơn. Một sân khấu dàn dựng khoảng 4-8 vở/năm, nhưng có rất ít vở gây ấn tượng. Thông thường các vở đều đạt tiêu chí để duyệt phúc khảo và bán vé, nghĩa là không vi phạm gì, nội dung có một chút bi, một chút hài, một chút tình yêu, thế là khán giả vừa lòng. Vừa lòng, cũng có nghĩa “không chê”, chịu bỏ tiền đi xem coi như thư giãn. Nhưng có khi xem xong rồi quên nhanh, trôi tuột giữa dòng thông tin, thời cuộc. Còn đâu những vở khi xuất hiện là đem tới đắm đuối, mê say, khắc khoải, đến cả chục năm vẫn còn lưu luyến.

Nghệ sĩ Thanh Hoàng, Giám đốc Nhà hát Sân khấu nhỏ TP.HCM, lắc đầu: “Chuyện muôn thuở vẫn là thiếu kịch bản hay. Không có bột chẳng cách nào gột nên hồ!”. Ông Huỳnh Anh Tuấn cũng nói: “Tìm kịch bản hay đỏ con mắt. Những kịch bản tầm tầm dù chúng tôi có cố gắng gia cố đến đâu thì cũng tới mức đó mà thôi chứ không thể hơn được”.

Cái đẹp sân khấu ngày càng ít đi, thay vào đó là những trần tục, thô bạo. Dĩ nhiên, vẫn có những vở tốt, nhưng số đó ít ỏi quá, nên người ta vẫn cảm nhận sân khấu đang “xuống” dần là như thế!

 

                                                                   Theo Thanh Niên

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhà văn hóa xóm Chiềng Châu xã Chiềng Châu (Mai Châu) trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại địa phương.
Đoàn rước sản vật dâng lên tổ tiên trong lễ 
giõ tổ Hùng Vương. Ảnh: TTXVN

Tùng Dương lập “cú đúp” tại giải Cống hiến lần 6

Nam ca sỹ Tùng Dương lập “cú đúp” khi bất ngờ đoạt giải Ca sỹ của năm, một lần nữa vượt qua đàn chị diva Thanh Lam (lần trước ở giải Tiền Cống hiến 2004) và “hiện tượng” Uyên Linh, hai cái tên vốn gây nhiều dư luận hơn cả trước giờ trao giải, cùng giải Album của năm cho album "Li ti."

Các nhà nghiên cứu truy tìm tung tích Mona Lisa

Các nhà nghiên cứu Italy ngày 5/4 đã công bố kế hoạch truy tìm tung tích ngôi mộ của người phụ nữ thời Phục hưng tên là Lisa Gherardini, lâu nay được nhiều người cho rằng chính là nàng Mona Lisa có nụ cười bí ẩn trong kiệt tác của danh họa Leonardo da Vinci.

63 nghệ sĩ cùng một tấm lòng

58 họa sĩ Hội Mỹ thuật Hà Nội, 3 họa sĩ và 2 nhiếp ảnh gia người Mỹ cùng hồ hởi bước vào Ngôi nhà nghệ thuật, mang những tác phẩm của mình cùng làm nên cuộc triển lãm Chân dung Hà Nội. Không đơn thuần như những cuộc triển lãm khác: trưng bày, quảng bá thương hiệu cá nhân và bỏ tiền túi (nếu bán được tác phẩm), lần này, họ tình nguyện ủng hộ phần lớn số tiền đó để gửi tặng người dân Nhật Bản đang phải gồng mình trước thảm họa động đất và sóng thần.

Mai Châu: Quý I, doanh thu từ du lịch đạt 761 triệu đồng.

(HBĐT) - Nhờ tích cực quảng bá, thu hút khách du lịch đến tham quan tại huyện, từ đầu năm đến nay, huyện Mai Châu đã đón 1.444 đoàn khách thăm quan, du lịch với tổng khách là 7.456 người. Trong đó, khách quốc tế là 3.836 người, khách nội địa là 3.620 người. Tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 761 triệu đồng.

Liên hoan dân ca khu vực bắc miền Trung: Những điều mừng và lo...

Không quá lớn lao để mong “đối trọng” với các chương trình “sân khấu hoá” lễ hội dân gian, các chương trình ca nhạc chuyên nghiệp và tạp kỹ hiện có phần bội thực hiện nay, Liên hoan dân ca các khu vực như một dấu vết nhỏ nhoi trên con đường tìm về nguồn cội...

"Hãy coi Uyên Linh bình đẳng như các đề cử khác"

Còn chưa đầy 24 tiếng đồng hồ nữa, Lễ trao giải Âm nhạc Cống hiến 2010 sẽ diễn ra tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, một lần nữa, chúng ta cùng nhìn lại chặng đường đưa ra các đề cử của các hạng mục năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục