Cửa động với đồi phi lao và bạch đàn cao vút.

Cửa động với đồi phi lao và bạch đàn cao vút.

(HBĐT) - Động Tiên Phi được phát hiện ra từ năm 1982, bắt đầu mở cửa đón khách từ năm 1984, tới tháng 6/2000 được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa, hiện nay, động thuộc quản lý của Công ty cổ phần thương mại du lịch Đà Giang. Những năm 86, 87, lượng khách tới thăm động rất đông, một phần do địa danh mới mẻ, một phần do động nằm theo tour du lịch thủy điện Hòa Bình. Thời điểm đó có những hôm có tới 30 đoàn khách đến thăm quan tại đây, nhờ đó, nhiều bà con vùng lân cận cũng được sống nhờ các dịch vụ bán hàng trên đỉnh núi.

 

Trải qua chặng đường dài ngoằn ngoèo uốn lượn trên đồi Thung Phi, hàng trăm bậc đá rộng tầm 2 m đưa chân du khách vừa đi vừa thưởng ngoạn cảnh đồi núi tự nhiên trong lành. Dọc đường, các loại cây rừng vẫn nở hoa trắng muốt, có những giàn tím biếc, có những giỏ hoa luồng treo lủng lẳng như tổ kiến, đôi đoạn, từng tảng đá dựa mình vào cây tạo nên dáng hình trái tim. Lên tới đỉnh đồi là hàng phi lao, bạch đàn cao vút đứng yên bình giữa núi đồi lộng gió. Nơi đây vẫn còn lưu giữ được những tảng đá to nằm sát ngay mép đồi, là địa điểm lý thú mà nhiều dấu chân du khách bước lên để thỏa trí tò mò, nhìn ngắm cảnh đẹp của thành phố từ phía xa. Do ý thức người dân, du khách tốt nên tại đây, thiên nhiên vẫn nguyên sơ, trong lành, không có rác thải như các khu du lịch khác. Những nhũ đá tự nhiên nằm sâu trong động, từ cửa động đến ngách sâu, mỗi khối đá được tạo hóa ban cho những hình thù mềm mại, hội tụ đủ những tiên nữ, tiên ông, sư tử, voi, rùa, hổ….như một khu rừng muôn màu, muôn vẻ của thiên nhiên. Nổi tiếng nhất vẫn phải kể đến “ngọc động Tiên Phi tiên giáng thế” gắn với câu chuyện nàng Tiên chị với dải áo tựa mây bay tìm Tiên em trong nhân thế.

 

      

    Cửa hang được tạo thành bởi các khối đá dựa vào nhau

 

Nhiều năm lại đây, có thể nói gần 1 thập kỷ, động Tiên Phi rất vắng khách đến thăm quan, chuyện bỏ tiền đầu tư cho thắng cảnh cũng gần như bị quên lãng. Lần gần nhất là năm 2003 khi Nhà nước đầu tư xây dựng con đường vào tới chân núi. Đã nhiều năm qua đi, cảnh sắc nơi đây vẫn giữ nguyên như xưa, chỉ có thêm nhiều phần bị hỏng, xuống cấp. Trong đó, thực tế các du khách tới đây đều rất thích thú với phong cảnh rừng núi tự nhiên, đồi phi lao và bạch đàn cao vút, không khí trong lành, đặc biệt có hướng nhìn rất đẹp. Đứng tại đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra dòng sông Đà trong xanh, quan sát một phần thành phố Hoà Bình đang phát triển.

 

   

    

         Nhiều nhũ đá đọng nước tạo hình độc đáo

 

Trầm trồ thán phục trước cảnh, không ít người nán lại hồi lâu để quay phim, chụp ảnh về những khối đá tuyệt mỹ. Dưới ánh đèn pin, dường như hướng dẫn viên đã cố gắng dùng thật nhiều ngôn ngữ hình ảnh để làm xua đi sự yếu kém trong trang thiết bị. Bước vào hệ thống hang động chính, các quần thể đá khéo bố trí tựa như một lâu đài tráng lệ với từng giọt nước đọng trên, đôi lúc lại nặng trĩu nhỏ xuống một giọt ngọt ngào. Trong ánh điện yếu ớt, cảnh đẹp hiện lên mờ mờ, không ít người thầm tiếc, nếu có thêm hệ thống đèn nhiều màu, chiếu sáng ở tầm cao bên trên, có lẽ sự lý thú không chỉ dừng ở đó…

 

    

        Nơi nghỉ chân của khách là một lều tạm với vài chiếc ghế cũ kỹ

 

Chú Đào Quang Ninh - “người thổi hồn vào đá” hướng dẫn viên du lịch nhiều năm tại động Tiên Phi chia sẻ: Du khách từ mọi nơi đến với nơi đây đều khen động có nhiều nhũ đá tự nhiên đẹp, độc đáo; có nhiều người còn có mong muốn dừng chân nghỉ lại để thưởng thức cảnh sắc tự nhiên nơi đây thêm một vài ngày, tuy nhiên lại không có nơi lưu trú. Việc đầu tư để phát triển du lịch nơi đây còn yếu, càng ngày càng suy giảm dẫn đến khách thưa dần. Bây giờ chủ yếu đón các đoàn khách là sinh viên đi thực tập cuối khóa ở các trường đại học ở Hà Nội lên vào dịp giữa tuần. Khách ít nên các dịch vụ cũng “teo tóp” theo, hiện tại chỉ có ba nhân viên làm nhiệm vụ trông coi, bảo vệ và hướng dẫn ở đây.

 

Thực trạng đáng buồn trên là phản ánh về sự tu tạo gần như ở con số 0 những năm qua. Hiện nay, xu hướng giữ nguyên bản thiên nhiên để thu hút du khách đang là hướng đi đúng của nhiều khu du lịch. Động Tiên Phi với nhiều nét đẹp nguyên sơ, song còn thiếu một vài yếu tố tác động hợp lý của con người để có thể nâng tầm “ngọc động”. Hy vọng với các dự án khu đô thị mới và hai cây cầu được xây dựng cách đó không xa sẽ mở ra một triển vọng mới cho động Tiên Phi trong những năm tới.

 

                                                                                        Lê Thuỳ

                                                                                    (Sở TT&TT)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Múa xòe Thái tại Festival Thanh niên các dân tộc Việt Nam 2011

Việt Nam tham dự Hội chợ từ thiện tại Malaysia

Với hai gian hàng trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ và ẩm thực tại Hội chợ từ thiện quốc tế 2011, Việt Nam đã thu hút được đông đảo sự chú ý và giành được sự mến mộ của nhiều khách quốc tế cũng như bè bạn Malaysia.

Nhạc sĩ Trần Tiến lấn sân “Bước nhảy hoàn vũ”

Nhạc sĩ gạo cội Trần Tiến trở thành vị giám khảo thứ tư trong chương trình “Bước nhảy hoàn vũ”, thay thế cho đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

Phát triển du lịch Hòa Bình dựa trên bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Hòa Bình một tỉnh với nhiều dân tộc ít người cùng sinh sống, là nơi giàu bản sắc văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và sản phẩm dệt của các dân tộc. Người Mường với “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui” luôn khiến du khách say lòng mỗi khi có dịp ghé qua và thưởng thức. Tỉnh ta có hơn 160 di tích các loại, trong đó có 30 di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích cấp quốc gia, UBND tỉnh xếp hạng 20 di tích cấp tỉnh.

Văn hóa đọc: Đọc gì, ai đọc, đọc ở đâu?

Ngày 23-4 (Ngày sách và bản quyền thế giới), tại Việt Nam sẽ diễn ra một sự kiện văn hóa quan trọng, đó là Ngày hội đọc sách 2011 do Bộ VH,TT&DL tổ chức. Hànộimới xin giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Mạnh Hùng, người có nhiều bài thuyết trình thú vị về văn hóa đọc.

Hoa anh đào Nhật Bản lại khoe sắc thắm ở Hà Nội

Hoa anh đào tươi từ Nhật Bản - đất nước mặt trời mọc lại khoe sắc tại Thủ đô Hà Nội trong lễ hội Genki Nhật Bản, khai mạc sáng 16/4 tại Hà Nội, thu hút đông đảo người dân tham gia, đặc biệt là các bạn trẻ.

Câu chuyện về 120 du học sinh Trung Quốc đầu tiên ở Mỹ

Trên chuyến xe lửa từ Bắc Kinh đến St Petersburg năm 2006, Liel Leibovitz - hiện đang là giáo sư về khoa học viễn thông tại trường ĐH New York và vợ không thể tin vào mắt mình khi những bức ảnh được chiếu trên truyền hình kể về một chương trình trao đổi học sinh đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ cách đó 150 năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục