Chỉ ra yếu kém nhưng chưa ai đề xuất được một giải pháp căn cơ cho phim truyền hình Việt phát triển

 
Một cuộc tọa đàm với sự tham gia của đại diện các nhà đài, các đơn vị sản xuất cùng nhiều đạo diễn, biên kịch, diễn viên tâm huyết với phim truyền hình Việt nhằm mổ xẻ thực trạng và tìm giải pháp cho phim truyền hình Việt đã diễn ra chiều qua, 5-5, do Báo Phụ Nữ TPHCM tổ chức.

Cảnh trong Anh chàng vượt thời gian, bộ phim đẩy sự bức xúccủa khán giả về phim truyền hình
chất lượng kém lên cao điểm. Ảnh do Công ty Năng Động Việt cung cấp

Theo nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long, việc xã hội hóa đã làm cho chất lượng phim truyền hình ngày càng tuột dốc khi ai cũng có thể sản xuất mà không cần kinh nghiệm, chỉ cần có kinh phí. Nhà đài cũng ngày càng dễ dãi trong việc kiểm duyệt, đội ngũ làm phim ngày càng nghiệp dư, tác giả kịch bản non tay, đạo diễn thiếu trách nhiệm, diễn viên không chuyên ồ ạt xuất hiện trên màn ảnh nhỏ...

Diễn viên Khương Ngọc cho rằng thực trạng yếu kém của phim Việt từ những nguyên nhân khác: Nhiều đạo diễn tuyển diễn viên chỉ vì mối quan hệ thân thuộc chứ không phải vì thực tài của diễn viên đó. Có ê-kíp làm phim hoàn toàn là những người “ngoại đạo”, không hiểu gì về phim truyền hình nhưng vẫn đường hoàng nắm giữ những vị trí chủ chốt trong đoàn phim. Chưa kể, kịch bản được yêu cầu kéo dài với những lời thoại lê thê, diễn viên thì ra trường quay mới đọc thoại… Bên cạnh những yếu tố chính yếu, còn có rất nhiều tiểu tiết góp phần làm phim truyền hình ngày càng yếu kém.

Diễn viên Hạnh Thúy chỉ ra những sự dễ dãi, qua loa về bối cảnh, bỏ qua những chi tiết hay, hậu kỳ cũng làm sơ sài...

Bà Nguyễn Thị Trúc Mai, Giám đốc Hãng phim M&T Pictures, cho rằng yếu tố đầu tiên quyết định chất lượng phim là kịch bản. Tuy nhiên, nguồn kịch bản hiện nay thiếu trầm trọng. 3.000 tập phim sản xuất mỗi năm là một con số khổng lồ và khi cung không đủ cầu thì không ít nhà sản xuất chấp nhận cả những kịch bản kém chất lượng để làm phim.

Chỉ ra những yếu kém thì dễ nhưng tìm được giải pháp để nâng cao chất lượng phim truyền hình không phải là điều dễ dàng.

Bà Trúc Mai từng đặt vấn đề nhà đài không có cơ chế phát sóng cạnh tranh, khuyến khích sự phát triển cho phim Việt. Nếu nói rằng phim Việt là một sản phẩm hàng hóa thì hãy để công chúng thẩm định giá trị và chất lượng được khẳng định thông qua chỉ số người xem. Nếu đơn vị sản xuất nào có những sản phẩm phim được khán giả đón nhận thì hãy tạo cơ hội cho họ được phát sóng phim trên sóng giờ vàng – thay vì bán sóng dễ dãi, tràn lan như hiện nay.

Đạo diễn Trần Ngọc Phong đề nghị các đài cần phải thẳng thắn từ chối những kịch bản dở, có như thế mới chặn được những sản phẩm phim kém chất lượng ngay từ gốc. Đạo diễn Lê Cung Bắc cho rằng cần phải xoáy vào trách nhiệm, cái tâm của người làm nghề và ý kiến này được nhiều người đồng thuận. Tuy nhiên, liệu những ông vua trường quay có dám từ chối những kịch bản dở; các diễn viên có đủ bản lĩnh để từ chối những vai diễn nhạt hay không khi phim Việt lâu nay vốn dĩ đã bị cuốn theo cơn lốc thị trường

 

                                                                                      Theo NLĐ

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Vịnh Hạ Long
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phố cổ Đồng Văn (Hà Giang): Ngẩn ngơ còn, mất

Đến Hà Giang, ngược lên cổng trời Quản Bạ, theo con đường Yên Minh - Mậu Duệ, qua đèo Cán Tỷ hiểm trở, những cánh rừng thông đại ngàn và những con dốc uốn lượn như dải lụa, ta chợt thấy phố cổ Đồng Văn giữa cao nguyên đá im lìm trong sương sớm. Con phố này từng có thời hoàng kim, còn hiện nay đồng bào các dân tộc đang sống rất khổ trong ngôi nhà của chính mình

Áo dài Việt Nam đổ bộ vào kinh đô thời trang thế giới

“Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Pháp” được tổ chức vào đầu tháng 5 tại Lorient (một thành phố cảng thuộc miền Tây Bắc nước Pháp). Cùng với một số môn nghệ thuật: âm nhạc, triển lãm tranh - ảnh… của Việt Nam, tham gia biểu diễn - tại đây 120 mẫu áo dài Việt Nam của 3 nhà thiết kế ở TPHCM: Minh Hạnh, Kiều Việt Liên và Trọng Nguyên sẽ được các hoa hậu, người mẫu Việt Nam trình diễn vào lễ khai mạc 5-5 và các ngày 14, 15-5.

Ca sĩ Phương Thảo: “Giai đoạn sóng gió đã qua”

Nữ ca sĩ sở hữu chất giọng đằm thắm xứ Nghệ trải lòng sau hơn một năm chia tay chồng, doanh nhân Trần Sỹ Thịnh. “Có thể nói, giai đoạn sóng gió nhất đã qua. Tôi muốn quên quá khứ buồn và sống theo cách mình thích”, Phương Thảo bộc bạch.

Bước nhảy Hoàn vũ 2011: Vẫn chưa như trông đợi

Sau hai đêm của Bước nhảy Hoàn vũ 2011, đêm thứ ba là đêm khán giả rất chờ đợi. Thứ nhất vì đêm này bắt đầu loại thí sinh nên “gay cấn,” thứ hai đây là đêm được sáng tạo “vượt qua biên giới của các vũ điệu” nên hứa hẹn có nhiều thú vị.

Bừng sáng khát vọng lớn lao

Trong 2 đêm 29 và 30/4, cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - 2011 đã diễn ra với 4 đội thi là những anh tài lừng danh trên thế giới như: Jubilee Fireworks (Anh), Hanwha (Hàn Quốc), Panda Fireworks (Trung Quốc), Parente Fireworks A&C SNC (Italia) và đội chủ nhà Đà Nẵng, đại diện cho Việt Nam.

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở - Chợ văn hóa “3 không”

Tọa lạc trên đường Lê Đức Thọ, phường 17 quận Gò Vấp, chợ An Nhơn có diện tích khá khiêm tốn. Thế nhưng, những ai đã từng đến với ngôi chợ nhỏ bé này hẳn sẽ có những ấn tượng khó quên, bởi thái độ phục vụ khách hàng ân cần, văn minh và lịch sự của tiểu thương nơi đây. Chợ xây dựng nếp sống văn hóa theo tiêu chí “3 không”: không chèo kéo tranh giành khách, không nói thách, không cân thiếu và “một có”: hàng hóa có chất lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục