Nhà bê tông cao tầng đang mọc lên giữa phố cổ.

Nhà bê tông cao tầng đang mọc lên giữa phố cổ.

Đến Hà Giang, ngược lên cổng trời Quản Bạ, theo con đường Yên Minh - Mậu Duệ, qua đèo Cán Tỷ hiểm trở, những cánh rừng thông đại ngàn và những con dốc uốn lượn như dải lụa, ta chợt thấy phố cổ Đồng Văn giữa cao nguyên đá im lìm trong sương sớm. Con phố này từng có thời hoàng kim, còn hiện nay đồng bào các dân tộc đang sống rất khổ trong ngôi nhà của chính mình

Vẻ nguyên sơ mộc mạc của phố cổ khiến du khách trong và ngoài nước đặt chân đến đây không khỏi ngỡ ngàng. Đó là sự hài hòa tuyệt vời giữa kiến trúc của người Mông, Dao, Lô Lô… với kiến trúc của cư dân vùng Hoa Nam (Trung Quốc).

Nhà bê tông cao tầng đang mọc lên giữa phố cổ.

Nổi bật trên con phố chừng hơn 1km là khu chợ sầm uất. Chợ Đồng Văn hình chữ U, sớm tinh sương đã sặc sỡ khăn áo người Mông bên những dãy cột đá lừng lững. Ngói ống, ngói vảy, chợ thâm u, bí ẩn như ngôi chùa cổ. Cột đá vuông vức dài cả chục mét, chu vi hai, ba người ôm. Tuy nhiên, nhiều gian chợ đã sụt từng mảng tường, mưa to là dột.

Cách chợ không xa là tòa ngang, dãy dọc trong ngôi biệt thự có tuổi đời chừng 300 năm của gia đình bà Hoàng Thị Tân. Móng nhà, đường hiên và không ít hạng mục quý được đẽo bằng đá tảng xanh. Tường nhà được trình bởi đất trộn cát, vôi, đường mật phên, giấy bản. Cửa ra vào thiết kế dưới dạng cửa vòm và cửa vuông ốp đá. Cột nhà làm bằng gỗ nghiến, sàn gác cũng bằng gỗ quý, nhưng nay đã xuống cấp khiến chủ nhà phải kè chống tứ bề. Bà Hoàng Thị Tân cho biết, năm nào gia đình bà cũng phải đảo ngói, mặc dù vậy khi trời mưa to nhà vẫn dột tứ tung, nhiều đêm cả gia đình bà phải thức trắng vì sợ nhà sập.

Cái sự xuống cấp chẳng chỉ thấy rõ ở nhà cổ của bà Hoàng Thị Tân. Thấy có khách đến nhà, ông Hoàng Quốc Mần, dân tộc Tày lật đật đẩy cặp cánh cửa gỗ nhà mình, rồi vội vàng đỡ cánh cửa vì sợ đổ. Nhà có tường trình đất, ngói âm dương, nền lát xi măng nhưng đã sạt lở, cột kèo đã mối mọt, mái dột nát. "Nếu không kịp tu sửa thì chỉ 1-2 năm nữa là ngôi nhà cổ này sẽ sập"- ông Hoàng Quốc Mần nói.

Lang thang trong những lối đi dẫn sâu vào phố cổ, chạm tay lên những bức tường đất, những chiếc cầu thang, những hàng lan can gỗ ngả màu thời gian… ai nấy đều xuýt xoa trước vẻ đẹp thô mộc của hàng trăm căn nhà. Thế nhưng, nếu không kịp bảo tồn, có lẽ chỉ nay mai thôi, khu phố cổ này khó có thể tồn tại.

Nói về phố cổ Đồng Văn, chị Lý Thị Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho hay: Khu phố cổ Đồng Văn là nơi cư trú lâu đời của các dân tộc Tày, Mông, Hoa, Lô Lô, Giáy... Khu phố có khoảng hơn 200 ngôi nhà thì 90% là nhà cổ, trong đó có 18 ngôi nhà có giá trị kiến trúc đặc biệt đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Hầu hết các ngôi nhà này được xây dựng đầu thế kỷ XIX theo kiểu kiến trúc vùng Hoa Nam (Trung Quốc) và vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Độc đáo là vậy, cổ kính là vậy, nhưng phố cổ Đồng Văn đang đứng trước nguy cơ biến mất. Len lỏi trong phố cổ là vài chục ngôi nhà cao tầng "đời mới", vài ngôi nhà cổ đang bị đập đi để xây nhà nghỉ. Khi được hỏi về dự định tu bổ ngôi nhà tổ tiên như thế nào, ông Hoàng Quốc Mần không ngần ngại cho biết là sẽ đập đi, xây nhà bê tông cho vững chãi. Đây cũng là quan điểm của anh Hoàng Triệu Lực, chủ nhân của ngôi nhà cổ, nơi gia đình anh đã sinh sống 6 đời. Cứ đà này, chỉ ít năm nữa, khu phố cổ mang kiến trúc đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao phía Bắc sẽ biến thành dãy phố mới tinh, hiện đại như nhiều dãy phố miền xuôi khác.

Xót xa nhìn phố cổ mất dần, song chính quyền tỉnh Hà Giang cũng như huyện Đồng Văn "lực bất tòng tâm". Theo chị Lý Thị Trung Kiên thì để tu bổ, tôn tạo hàng trăm ngôi nhà cổ này cần nguồn kinh phí hàng chục tỷ đồng, vượt quá khả năng của tỉnh miền núi như Hà Giang. Rất khó vận động người dân tự nguyện đầu tư kinh phí giữ gìn ngôi nhà của mình bởi đa số không dư dả gì, lại thường nhìn ngó mối lợi trước mắt thay vì lâu dài. Huyện Đồng Văn đã nghĩ phương án làm du lịch cộng đồng, lấy di sản nuôi di sản nhưng du lịch ở Hà Giang vẫn đậm nét bao cấp, để phát triển và thay đổi cách làm phải mất nhiều năm; mặt khác, diện tích các nhà cổ không lớn, nếu đưa khách du lịch vào thì không biết người dân sẽ sinh hoạt ra sao. Phương án khác được huyện đưa ra là giãn dân phố cổ sang một nơi khác để bảo tồn giá trị các căn nhà, nhưng khảo sát thực tế lại cho thấy khách tham quan đến Đồng Văn không chỉ muốn xem cấu trúc ngôi nhà, mà còn muốn tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt người dân trong những ngôi nhà ấy.

Được biết, hiện các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa đã nhiều lần thẩm định giá trị khu phố cổ Đồng Văn nhưng đến nay vẫn chưa có dự án bảo tồn nào lớn được thực hiện, ngoài 1 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 mới được phê duyệt. Nếu nhận được nguồn vốn này, huyện sẽ ưu tiên tu sửa một số hạng mục của 18 ngôi nhà sắp sập.

Trước những bất cập trong việc bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ trên cao nguyên đá Đồng Văn, thiết nghĩ đã đến lúc cần có sự quan tâm, đầu tư kịp thời của các cấp, các ngành, nếu chậm có thể chúng ta sẽ mất khu phố cổ này

                                                                                   Theo HaNoiMoi

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hứa Vĩ Văn cùng bạn nhảy trong đêm thứ ba của Bước nhảy Hoàn vũ 2011 (Nguồn: Đài truyền hình Việt Nam)

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở - Chợ văn hóa “3 không”

Tọa lạc trên đường Lê Đức Thọ, phường 17 quận Gò Vấp, chợ An Nhơn có diện tích khá khiêm tốn. Thế nhưng, những ai đã từng đến với ngôi chợ nhỏ bé này hẳn sẽ có những ấn tượng khó quên, bởi thái độ phục vụ khách hàng ân cần, văn minh và lịch sự của tiểu thương nơi đây. Chợ xây dựng nếp sống văn hóa theo tiêu chí “3 không”: không chèo kéo tranh giành khách, không nói thách, không cân thiếu và “một có”: hàng hóa có chất lượng.

Bruce Weighl và “Sau mưa thôi nã đạn”

Gần như cùng một lúc, hai nhà thơ Mỹ - hai người bạn Bruce Weigl và Kevin Bowen - cùng có mặt ở Việt Nam để dự lễ giới thiệu hai tập thơ của họ ra mắt bạn đọc.

Nghệ sĩ xiếc đoàn Blondo diễn miễn phí tại Việt Nam

Những ngày qua, một nhóm nghệ sĩ xiếc nước ngoài đã dành một số buổi diễn miễn phí phục vụ khán giả. Nghĩa cử của họ đã để lại sự cảm phục trong đồng nghiệp ở Việt Nam.

Đặc sắc liên hoan ẩm thực mở màn Lễ hội du lịch Hạ Long 2011

16h chiều nay 29.4, trong khuôn khổ Tuần lễ du lịch Hạ Long 2011, Liên hoan văn hoá ẩm thực Hạ Long đã chính thức khai mạc với nhiều hoạt động trưng bày ẩm thực đặc sắc.

Khi phim truyền hình Việt đang thiếu sự chăm chút

Nhớ những năm 1990, cùng với sự ra đời của các chương trình văn nghệ trên truyền hình, phim truyền hình đến với mọi nhà như một món ăn tinh thần thân thiết. Thời đó, mỗi chiều chủ nhật dù bận bịu việc nhà hay hẹn hò bạn bè, người ta cũng không quên canh đến giờ để xem những tập phim truyền hình được phát vào lúc 15g hằng tuần.

Triển lãm tranh tượng về chiến tranh cách mạng - Ký ức một thời

Với 255 tác phẩm bao gồm đủ thể loại sơn dầu, sơn mài, bút sắt, màu nước, gốm…, 51 tác giả nhiều thế hệ họa sĩ đã góp phần làm tăng thêm ý nghĩa sâu sắc, phong phú cho phòng tranh có chủ đề về Chiến tranh cách mạng và Lực lượng vũ trang, đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, nhân kỷ niệm 36 năm ngày miền Nam giải phóng, ngày truyền thống ngành mỹ thuật giải phóng và 10 năm Câu lạc bộ Cựu chiến binh – kháng chiến thành lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục