Thiếu nữ Mường Bi biểu diễn cồng chiêng trong lễ hội.
(HBĐT) - Theo chiều dài lịch sử, từ thuở hồng hoang, đẻ đất - đẻ nước hay trải qua những năm tháng kháng chiến hào hùng chống giặc ngoại xâm của cha ông, đến ngày hôm nay, vùng đất cổ Mường Bi vẫn luôn khẳng định được những giá trị riêng biệt, góp phần tô đẹp thêm bức tranh quê hương Hòa Bình giàu bản sắc.
Mường Bi luôn ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, là mảnh đất đậm tính tâm linh. Nơi đây có một không gian văn hóa đa dạng, phong phú với nhiều lễ hội như: hội xuống đồng, hội cầu mưa, hội chùa Kè, lễ cơm mới, lễ cầu mưa - cầu mát... Trong đời sống của người Mường, cồng chiêng được xem như một biểu tượng văn hóa linh thiêng nhưng cũng thật gần gũi, thân thuộc. Không chỉ biểu hiện nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, cồng chiêng còn thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng cam, cộng khổ, luôn kề vai, sát cánh bên nhau của người dân đất Mường cổ. Vùng Mường Bi hiện còn lưu giữ hơn 500 chiếc cồng chiêng các loại. Từng chiếc cồng, chiêng đều được mỗi gia đình nâng niu, gìn giữ như vật quý trong nhà. Những năm gần đây, lễ hội Khai hạ (lễ hội xuống đồng) được khôi phục và là một trong những lễ hội lớn của tỉnh đã trở thành điểm du xuân đầu năm thu hút sự tham gia của đông đảo bà con trong, ngoài Mường. Lễ hội được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán, là dịp để nhân dân bày tỏ lòng kính trọng vị thần đã lập ra Mường và cầu cho một năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, phát triển. Đây cũng là dịp để đồng bào giao lưu, gặp gỡ, gạt bỏ những lo toan, vất vả trong cuộc sống thường nhật, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng.
Hiện nay, cùng với bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đời sống KT-XH của người dân Mường Bi ngày càng đủ đầy, no ấm hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đồng lòng, đoàn kết nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thúc đẩy phát triển KT-XH. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Bức tranh kinh tế nông nghiệp ngày càng đổi mới, nâng cao giá trị sản xuất; TTCN, xây dựng, du lịch và dịch vụ thương mại có bước phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp, bà con tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ KH-KT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện những điểm phát triển kinh tế hiệu quả, có sức lan tỏa như xã Thanh Hối tạo được thế mạnh trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi hàng hóa, nuôi bò nhốt chuồng; xã Ngòi Hoa phát triển mạnh nghề nuôi cá trên lòng hồ, tạo được nguồn thu lớn, góp phần xóa đói - giảm nghèo; các xã vùng cao Quyết Chiến, Lũng Vân, Ngổ Luông xây dựng mô hình trồng cây su su hàng hóa mang lại thu nhập cao... Năm 2010, huyện đã đạt được một số chỉ tiêu đáng ghi nhận như: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%, tổng giá trị sản xuất đạt 856,78 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt 40.397 tấn, độ che phủ rừng đạt 49,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 10,68 triệu đồng. Toàn huyện có 12 trường học đạt chuẩn quốc gia, 12 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 93% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 91% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Trong giai đoạn 2011-2015, huyện phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,5%/ năm với cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp 40%; công nghiệp - xây dựng 29%; dịch vụ 31%. Thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng từ 10 - 12%, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 22,1 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm (theo chuẩn mới). 98% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, 95% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 80% cơ sở đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt 4,3 bác sỹ/vạn dân...
“Ping pồng ping”, mỗi khi Tết đến, xuân về, vào dịp lễ hội hay khi có việc làng, việc xã, âm hưởng trầm hùng của tiếng cồng, tiếng chiêng lại vang lên trầm bổng thực sự làm sống dậy những giá trị văn hóa truyền thống, đánh thức hồn Mường cổ. Với những bản sắc riêng độc đáo, cùng với bề dày truyền thống 125 năm thành lập tỉnh, huyện Tân Lạc đang hòa cùng các địa phương trong tỉnh vững bước trên con đường xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.
Hà Thu
Trong tiết trời se lạnh của mùa thu Hà Nội, lất phất mưa bụi, đêm nhạc Mùa thu cho em đã diễn ra tại Cung văn hóa Hà Nội. Trái với suy nghĩ của chúng tôi, rằng các chương trình dòng nhạc xưa, sẽ rất ít người đi xem, nhưng khán phòng đã gần kín khán giả.
Nghệ thuật sân khấu Dù Kê là một loại hình kịch hát của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, được hình thành và phát triển vào những năm đầu thế kỷ 20.
“Dù bạn là ai, trẻ hay già, dù bạn đang làm gì, thì có một cơ hội mở ra cho bạn - hãy biết ước mơ” - đó là thông điệp mà những người làm chương trình “Tìm kiếm tài năng - Vietnam’s Got Talent” đưa ra trước công chúng. Giải thưởng của “Got Talent” khá hấp dẫn - 400 triệu đồng và BTC sẽ giúp người chiến thắng tìm được người quản lý để phát triển sự nghiệp.
(HBĐT) - Năm 1991, cùng sự kiện tái lập tỉnh, Bảo tàng tỉnh được thành lập mới trên cơ sở chia tách từ Bảo tàng tổng hợp Hà Sơn Bình. Tổng số hiện vật được tiếp nhận lúc này là 3.764 tài liệu, hiện vật các loại. 20 năm qua, Bảo tàng tỉnh đã không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Lưu giữ trên 11.000 hiện vật, Bảo tàng tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của tỉnh.
Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định về việc thành lập Bảo tàng Lịch sử quốc gia trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam .
Sáng 27-9, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội nghị tổng kết 3 năm (2008 - 2010) thực hiện cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM tới dự.