Đông đảo cán bộ, nhân dân tỉnh Hưng Yên thăm quan gian trưng bày hiện vật của Bảo tàng Hòa Bình tại thành phố Hưng Yên.

Đông đảo cán bộ, nhân dân tỉnh Hưng Yên thăm quan gian trưng bày hiện vật của Bảo tàng Hòa Bình tại thành phố Hưng Yên.

(HBĐT) - Năm 1991, cùng sự kiện tái lập tỉnh, Bảo tàng tỉnh được thành lập mới trên cơ sở chia tách từ Bảo tàng tổng hợp Hà Sơn Bình. Tổng số hiện vật được tiếp nhận lúc này là 3.764 tài liệu, hiện vật các loại. 20 năm qua, Bảo tàng tỉnh đã không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Lưu giữ trên 11.000 hiện vật, Bảo tàng tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của tỉnh.

 

Trong không khí tưng bừng, phấn khởi chuẩn bị cho kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, bà Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Dịp này, Bảo tàng tỉnh có một gian trưng bày hiện vật nhằm tái hiện lại các giai đoạn tiền, sơ sử lịch sử và văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt là sự kiện thành lập tỉnh Mường năm 1886 và văn hóa của dân tộc Mường ở Hòa Bình để giới thiệu đến đông đảo  nhân dân các dân tộc trong tỉnh và du khách trong dịp diễn ra ngày lễ lớn của tỉnh.

Để có được gian trưng bày, công tác chuẩn bị đã được triển khai từ tháng 5/2011 với những phần việc cụ thể từ xây dựng kế hoạch, nội dung, ma két trưng bày đến thiết kế đai, bục, các tài liệu khoa học có liên quan đến chuyên đề trưng bày. Sưu tầm, bổ sung những hiện vật còn thiếu trong bộ sưu tập, chỉnh sửa các tài liệu khoa học phụ trợ trưng bày Gian trưng bày sẽ giới thiệu 285 hiện vật không kể ảnh, tài liệu khoa học phụ trợ. Nội dung trưng bày tập trung vào chuyên đề “Hòa Bình truyền thống và đương đại”  với các chủ đề chính như: giới thiệu về quá trình thành lập tỉnh Mường, văn hóa tiền, sơ sử Hòa Bình, văn hóa Mường và chủ đề lịch sử kháng chiến của nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và phát triển kinh tế ngày nay. Thời gian trưng bày được bắt đầu từ ngày 28/9 để phục vụ lễ kỷ niệm và được lưu giữ cho đến hết năm 2011.

 

Có nền tảng được xây dựng trên nền văn hóa Hoà Bình nổi tiếng, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Bảo tàng luôn được tiếp thêm nguồn cảm hứng để hoàn thành công việc. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Trung tâm tiền sử Đông Nam á tiến hành 7 đợt khai quật các di chỉ về văn hóa Hòa Bình, đã đưa về kho bảo quản hơn 5.000 hiện vật các loại. Các cuộc khai quật, thám sát trước đây hầu hết là phối hợp với các đơn vị khoa học ở Hà Nội. Từ tháng 5/2010, Bảo tàng tỉnh đã mạnh dạn đề nghị với Sở VH-TT&DL cho phép đơn vị tự đào, thám sát khảo cổ học di chỉ mái đá Khụ Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn). Đến nay, trong số hơn 11.000 hiện vật lưu giữ trong bảo tàng có nhiều hiện vật quý hiếm như: bộ sưu tập trống đồng; sưu tập đồ đồng khác, sưu tập đồ gốm và bộ  sưu tập đá văn hóa Hòa Bình gồm 8.803 hiện vật.

 

Một mảng công việc lớn được Bảo tàng tỉnh đặc biệt coi trọng là quản lý các di tích.  Đến nay, toàn tỉnh đã có 37 di tích cấp quốc gia, 20 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Từ năm 1995 đến nay, Bảo tàng tỉnh đã liên tục tiến hành tu bổ 25 di tích. Năm 2008, Bảo tàng tỉnh được giao quản  lý thêm mảng  văn hóa phi vật thể của tỉnh. Trong điều kiện cho phép, đơn vị đã thực hiện các phần việc như: điều tra các lễ hội cổ truyền, viết kịch bản phục dựng một số lễ hội như: lễ hội chùa Tiên - Phú Lão (Lạc Thủy), lễ hội đền Thượng- thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), lễ hội Khai hạ (Tân Lạc)…

 

Cũng bắt đầu từ năm 2008, Bảo tàng tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị di tích lịch sử trong tỉnh cho học sinh các địa phương. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa mà Bảo tàng đang nỗ lực triển khai, nhân rộng.

 

Với công tác trưng bày, giới thiệu hiện vật, từ năm 1995 có trụ sở mới, Bảo tàng đã bắt tay vào thực hiện. Cùng với thời gian, việc trưng bày đã từng bước được đổi mới về nội dung và hình thức. Bảo tàng đã tổ chức nhiều đợt trưng bày lưu động với nhiều chủ đề ở các xã, huyện trong tỉnh và một số tỉnh bạn. Những năm qua, Bảo tàng đã đưa hiện vật tới trưng bày lưu động tại Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Hà Nội, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại thành phố Thái Nguyên, Bảo tàng tỉnh Hưng Yên... Với hoạt động trưng bày lưu động này, Bảo tàng tỉnh đã mang bản sắc văn hóa của đất và người Hòa Bình đi giao lưu, quảng bá, giới thiệu tới các vùng, miền trong cả nước để lại dấu ấn tốt đẹp trong tâm thức của công chúng tỉnh bạn.  

Tuy còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí và con người... nhưng nhiều năm qua, Bảo tàng tỉnh đã nỗ lực hết mình để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của tỉnh.

                                                                     Lam Nguyệt 

 

Các tin khác

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cảnh trong phim Huyền sử thiên đô.

Đừng để voi chỉ còn là ký ức

Hình ảnh, lý lịch, đặc điểm, số phận của 51 con voi nhà (trong tổng số 52) đang sống tại tỉnh Đắk Lắk - thủ phủ đàn voi nhà Việt Nam - vừa được in thành sách.

Thi Siêu mẫu 2011: Khác thi hoa hậu vì cần có nghề

Sau khi hoàn thành những phần thi tại thành phố Đà Lạt, các thí sinh của cuộc thi Siêu mẫu 2011 đã trở về tiếp tục tập luyện khiêu vũ thể thao (dancesport), trình diễn catwalk và mặc thử trang phục với các nhà thiết kế.

Chấn hưng điện ảnh - bắt đầu từ đâu?

Công cuộc chấn hưng điện ảnh sau vụ thất thoát hàng chục tỉ đồng của Cục Điện ảnh VN và thực trạng đáng buồn của các hãng phim nhà nước, tiêu biểu như Hãng phim truyện VN lại được đặt ra, dù rằng nó đã được khởi động từ lâu, nhưng rồi cứ giẫm chân tại chỗ.

Việt Nam tham gia hội chợ mùa Thu tại Thụy Sĩ

Hội chợ triễn lãm Zuespa mùa Thu 2011 tổ chức tại Zurich, Thụy Sĩ, từ ngày 23/9-2/10 đã chọn Việt Nam là nước khách mời danh dự nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Thụy Sĩ (11/10/1971-11/10/2011).

Tác phẩm đầu tay hay sự khởi đầu nghiệt ngã

Để đặt được dấu chấm cuối cùng cho cuốn tiểu thuyết "Đồng bạc trắng hoa xòe" là cả một quá trình vất vả, với 4 lần sửa chữa, viết lại từ chữ đầu đến chữ cuối gần một ngàn trang viết tay, sau khi nhận được những góp ý từ Nhà xuất bản Văn học. Tiểu thuyết "Đồng bạc trắng hoa xòe" mang lại cho nhà văn 6.000 đồng nhuận bút (so với mức lương 96 đồng của ông).

Đôi điều về sáng tác văn xuôi của tỉnh

(HBĐT) - Trong những năm qua, tỉnh đã xây dựng được một đội ngũ viết văn khá hùng hậu, chững chạc về văn phong, bút pháp và từng bước định hình trong lòng độc giả. Nhiều tác giả văn xuôi thường xuyên có tác phẩm giới thiệu trên các trang báo Trung ương và địa phương như: Hà Trung Nghĩa, Triệu Văn Đồi, Bùi Minh Chức, Nguyễn Thu Hiền, Hoàng Nghĩa, Trần Hoàng... Đặc biệt, năm 2010, tập truyện ngắn của tác giả Triệu Văn Đồi được Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tặng thưởng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục