Một góc không gian nhà cộng đồng thôn Suối Rè, xã Cư Yên (Lương Sơn).

Một góc không gian nhà cộng đồng thôn Suối Rè, xã Cư Yên (Lương Sơn).

(HBĐT) - Từ cuối năm 2010, người dân thôn Suối Rè, xã Cư Yên (Lương Sơn) được thụ hưởng một không gian sinh hoạt mới, đó là nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè.

 

Công trình được thi công trong 15 tháng, hoàn thành ngày 19/12/2010 do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào và nhóm cộng sự Công ty Kiến trúc 1+1>2 thể hiện ý tưởng và thi công. Công trình được giới kiến trúc sư Việt Nam đánh giá là một công trình sinh thái độc đáo, đậm đà bản sắc Việt - Mường. Năm 2010, nhà cộng đồng thôn Suối Rè đã đoạt giải ba giải thưởng kiến trúc quốc gia của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. 

 

Theo con đường bê tông vào thôn Suối Rè, ngược lên con dốc khá cao hiện ra trước mắt là ngôi nhà lợp mái cọ với khoảng không gian xanh, thoáng rộng, có kiến trúc độc đáo, đẹp mắt. Ngôi nhà được làm bằng tre, có 2 tầng, mỗi tầng rộng 90 m2, có sân chơi, bề mặt hướng thẳng vào thung lũng tạo nên không gian mở, thân thiện. Ngôi nhà vừa mang cấu trúc nhà 5 gian Bắc bộ của người Kinh, vừa thấp thoáng nét nhà sàn Mường với mái dốc, nhiều ô cửa sổ và lan can sọc tre. Ông Nguyễn Văn Âu, quản lý nhà cộng đồng (trước đây là đội trưởng đội thi công nhà) cho biết: Ngôi nhà do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào tự bỏ tiền túi xây dựng tặng cho nhân dân làm nhà cộng đồng. Nhà được thực hiện trên ý tưởng sử dụng vật liệu và nhân công địa phương. Toàn bộ hệ thống cột, kèo, vách được làm bằng  đất, đá, tre, luồng sẵn có, được chọn lựa kỹ lưỡng và xử lý đảm bảo chống mối, mọt. Dưới sự giám sát của kiến trúc sư, quá trình xây dựng nhà, nhân dân tham gia tích cực, sôi nổi, từ công đoạn ban đầu san ủi đất cũng như giai đoạn lắp ghép, hoàn thiện.

 

Thiết kế ngôi nhà có cấu trúc không gian tổng thể theo lớp, từng không gian được mở ra mang những mục đích cụ thể. Lớp trước là khoảng sân rộng, nơi diễn ra các hoạt động ngoài trời. Không gian sinh hoạt chính ở lớp giữa gồm 2 tầng. Tầng trệt ăn vào khoảng lõm triền dốc, tránh gió đông bắc, hút gió địa hình đông nam nên nhà ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Hệ thống tường, cột, đường hầm dẫn vào tầng trệt đều được làm bằng đá chắc chắn. Men theo cầu thang thông lên tầng trên là nhà trẻ, lớp mẫu giáo kết hợp thư viện, hội họp thôn... Hàng hiên rộng gắn liền vạt cỏ xanh giữ vai trò là lớp đệm, trên hàng hiên đặt những chiếc xích đu để trẻ em vui chơi. Vạt taluy vát ngước lên theo cầu thang đá được trồng cỏ tự nhiên xanh mượt, hàng cau được trồng thẳng tắp dọc theo mái hiên tạo không gian xanh, thân thiện. Không gian mở ra lớp sau, hướng lên núi và rừng tre. Ngôi nhà là nơi dân làng tụ họp, tổ chức các hoạt động cộng đồng như: sinh hoạt đoàn thể, giao lưu thể thao, văn nghệ… Mặc dù ngôi nhà được làm bằng tre, nứa nhưng với hệ khung vì kèo chắc chắn, hệ thống cây ngang dọc kết cấu chặt chẽ nên ngôi nhà hết sức vững chắc, gió bão không gãy, không nghiêng. Ngoài ra, ngôi nhà còn được trang bị hệ thống pin mặt trời, bể thu lọc nước mưa, đèn led tiết kiệm điện, bể chứa chia khoang không ô nhiễm môi trường.

 

Ông Nguyễn Văn Lảnh, người từng có nhiều năm làm trưởng thôn Suối Rè vui vẻ cho biết thêm, ngôi nhà cộng đồng thật sự là nơi sinh hoạt hữu ích cho người dân trong thôn. Ở vị trí cao, không gian thoáng đãng rất hợp cho thanh, thiếu niên lên đây vui chơi, tập luyện thể thao, buổi chiều các cháu thường đánh bóng chuyền, bóng đá hò hét vang một góc xóm. Ngôi nhà cũng đồng thời là nhà trẻ, lớp mẫu giáo, năm ngoái, một lớp mẫu giáo đã được mở tại đây nhưng năm nay do số trẻ trong xóm ít nên không đủ điều kiện mở lớp. Khi thôn có công việc như hội họp, sinh hoạt văn hóa cộng đồng cũng có thể tập hợp dân làng để tổ chức tại đây.

 

Thôn Suối Rè có 75 hộ dân, trong đó có 51 hộ gia đình văn hóa, đời sống vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Hiện mức thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 9,5 triệu đồng/năm, thôn chỉ còn 1 hộ nghèo. Cùng với hoạt động của nhà văn hóa thôn, việc có nhà cộng đồng đa năng đã tạo thêm điểm sinh hoạt cộng đồng, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

 

 

                                       Hà Thu

 

Các tin khác

NSƯT Ngọc Giàu và nghệ sĩ Tâm Tâm trong vở Tấm lòng của biển
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thiếu kịch bản sân khấu: Báo động thật hay giả?

Kịch bản là khâu đầu tiên của một tác phẩm sân khấu, điều ai cũng dễ thống nhất. Thế nhưng chuyện thiếu kịch bản hay lại là vấn đề cần bàn bởi thế nào là kịch bản hay trong con mắt các nhà sử dụng kịch bản? Nói vậy để thử tìm hiểu vai trò tác giả và số phận kịch bản trong đời sống sân khấu (SK) hiện nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc từ góc nhìn minh triết Việt

Bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề đã cuốn hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học xã hội và các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa từ nhiều năm nay. Hiện có đến hàng chục công trình nghiên cứu văn hóa đã đề cập đến vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Điểm khác biệt đáng ghi nhận là bản sắc văn hóa dân tộc được nhà văn Hoàng Ngọc Hiến quan tâm xem xét lại không phải từ góc độ văn hóa học hay quản lý xã hội về văn hóa mà là từ góc độ minh triết Việt.

Đừng đánh thức giấc ngủ của Mẹ

Chiến tranh đã lùi xa hơn 35 năm nhưng vẫn còn đó những dư âm. Thế hệ hôm nay khó mà có những cảm nhận tường tận. Vẫn còn đó những vết sần của quá khứ. Vẫn còn đấy hình ảnh người mẹ già nua mòn mỏi từng ngày từng giờ ngóng trông về phương trời xa…

Vẻ đẹp làng quê đang biến dạng

Cảnh quan không gian làng quê Việt đang biến dạng. Trong khi đây lại là những yếu tố quan trọng bảo tồn văn hoá, nuôi giữ cảm xúc quê hương của cộng đồng.

Triển lãm ảnh “Tác động vì hòa bình”

Ngày 6/10, triển lãm ảnh “Tác động vì hòa bình” của nhiếp ảnh gia Sean Sutton sẽ được khai mạc tại Ngôi nhà Nghệ thuật, số 31A Văn Miếu, Hà Nội.

Nhà nghiên cứu chèo Trần Việt Ngữ: Nếu không quan tâm đúng mức, chèo chưa thể trình UNESCO

Ngoài 80 tuổi, nhưng khi nói đến chèo, lĩnh vực nghiên cứu gần 50 năm nay, nhà nghiên cứu chèo Trần Việt Ngữ vẫn tỏ ra uyên bác và đầy nhiệt tâm đối với thể loại sân khấu ca kịch thuần Việt này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục