Trong bối cảnh công nghệ truyền thông ngày càng khẳng định vị trí đầu đàn, vượt trội, hầu như các ngành nghề trong xã hội muốn phát triển đều cần đến sự tiếp sức của PR, quảng cáo, quảng bá… Không muốn trượt ra ngoài quy luật ấy, nhiều nhà văn cũng lao vào PR cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên, không nhiều người nhận thức được “tác dụng phụ” của việc “làm hàng” quá lộ liễu. Điều này vô tình gây nên nhiều ý kiến khen chê, bình luận.
Hữu xạ tự nhiên hương
Có một thời, các nhà văn ta như những con ong chăm chỉ lấy mật, không ồn ào, không màu mè, hơn thiệt nhưng bạn đọc nhiều thế hệ vẫn biết đến và ngưỡng mộ họ qua một cầu nối rất thiết thực là tác phẩm văn chương. Thực tế đã cho thấy, nhiều nhà văn không cần đến những “chiêu” PR rầm rộ vẫn được tìm đọc như hiện tượng. Những tên tuổi có thể kể đến gần đây như Nguyễn Nhật Ánh, Phan Hồn Nhiên, Dương Thụy, Nguyễn Ngọc Tư... Xa hơn nữa là Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ…
Nếu ngày trước, nhiều nhà văn, nhà thơ được độc giả biết đến nhiều qua kênh… truyền miệng, nghĩa là đồng nghiệp đọc của nhau, “kháo” về nhau, công nhận nhau và giới thiệu nhau thì sau này, nhiều nhà văn trẻ được biết đến thông qua những sáng tác đều đặn và chắc tay trên các báo, tạp chí, nhất là các báo cho tuổi học trò. Vì thế, không lạ nếu có ý kiến cho rằng phần lớn những trụ cột của văn đàn đều trưởng thành từ những tờ báo dành cho tuổi học trò.
Tức là không cần đến một công nghệ PR trau chuốt và bài bản, nhiều cây bút văn chương của những thập niên trước vẫn được phát hiện và khẳng định được khả năng, vị thế của mình. Họ được ví như câu thành ngữ “Hữu xạ tự nhiên hương”. Không màu mè, không tô vẽ, không ảo tưởng về hào quang không có thực của văn học, họ đã làm nên ý nghĩa của công việc viết văn, đấy là mang đến những tác phẩm hay và thực sự có giá trị cho độc giả.
Thị trường sách ngày càng đa dạng. |
Đến những chiêu PR nghiệp dư
Nắm bắt được nhịp điệu gấp gáp của đời sống hiện đại, ngoài những chương trình giới thiệu của các nhà xuất bản, nhà sách, nhiều người viết tìm cách PR cho tác phẩm của mình. Nhìn từ hai chiều, bên thực hiện và bên tiếp nhận, có vẻ như cách thức mà nhiều người viết đang làm thực sự chưa hiệu quả, thậm chí gây phản cảm cho độc giả, những người trong giới.
Internet là phương tiện được nhiều người viết văn lựa chọn để giới thiệu tác phẩm của mình. Tuy nhiên, bắt nguồn từ nhận thức chưa rõ ràng về chất lượng cũng như cái tầm tác phẩm của mình, nhiều tác giả đã ngộ nhận giữa giới thiệu, chia sẻ với quảng cáo, phô trương. Việc đưa tác phẩm đến với công chúng, đưa văn chương tiếp cận người đọc là cần thiết trong thời đại ngày nay. Nói trên lý thuyết là như thế nhưng việc các cây bút có trách nhiệm như thế nào với việc giới thiệu các trang viết của mình còn là cả một vấn đề.
Hãy thử nhìn vào kết quả của công cuộc PR gần đây của những người ngộ nhận mình là cây bút trẻ có triển vọng. Họ xuất hiện trên một số tờ báo một cách đều đặn, thể hiện quan điểm một cách đều đặn, thao thao về tác phẩm của mình một cách đều đặn mà ít ai biết họ là ai, có thành tựu gì trong văn chương. Thậm chí có nhiều người viết tự tung ra những bài ca ngợi về một cuốn sách thường thường bậc trung hoặc dưới mức trung bình của… mình dưới một cái tên trung tính nào đó, trên những trang báo câu số lượng truy cập. Chẳng ai biết đấy là đâu. Chỉ biết rằng nhiều người bị giật mình, lo lắng vì được tặng sách, vì thể nào tác giả cũng gửi gắm viết giúp một bài giới thiệu, điểm sách, ca ngợi, phân tích cái hay cái đẹp.
Cái hay của tác phẩm văn học là do tự thân độc giả cảm nhận. Sự áp đặt không mong muốn đã vô tình tạo nên một trào lưu “nhạt” nhưng khó dừng lại: ra sách - PR rầm rộ - độc giả hoặc tìm đọc vì tò mò hoặc bỏ qua vì quá nhàm trước những chiêu không mới - mất niềm tin vì chất lượng tác phẩm và chương trình, nội dung PR.
Nói như vậy không có nghĩa là không có những nhà văn có cách giới thiệu độc đáo và thông minh cho tác phẩm của mình. Nguyễn Quang Lập, Phong Điệp, Dương Thụy… là những trường hợp nổi bật. Văn học Việt cần lắm những cách đưa tác phẩm đến với độc giả tinh tế và chuyên nghiệp như thế.
Theo Báo SKĐS
Anh em nghệ sĩ Giang Quốc Cơ và Giang Quốc Nghiệp thuộc đoàn xiếc TP.HCM vừa đoạt giải bạc tại Liên hoan xiếc quốc tế Latina lần thứ 13 được tổ chức từ ngày 13 đến 17-10 tại Ý với tiết mục Sức mạnh đôi tay.
Ngay sau khi được cấp phép trở thành đại diện chính thức của Việt Nam dự thi Hoa hậu Quốc tế năm nay, 8h sáng nay (20.10) người đẹp Trương Tri Trúc Diễm đã lên tới Thành Đô (Trung Quốc).
(HBĐT) - Ngày 20/10, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hoá cồng chiêng tỉnh lần thứ I. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BTC các sự kiện và lễ hội tỉnh năm 2011 chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2011), sáng 20/10, tại Đoạn quản lý đường bộ I, công đoàn ngành GTVT đã tổ chức hội thi “Nữ công gia chánh” lần thứ nhất năm 2011 cho chị em nữ CB- CNVC thuộc các công đoàn cơ sở của các đơn vị trực thuộc ngành. Tham dự hội thi gồm 6 đội với 18 thí sinh.
Tối 19/10, Chương trình truyền hình trực tiếp buổi giao lưu kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961-23/10/2011) với chủ đề “Con đường huyền thoại” đã diễn ra tại trường quay S1, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ.
Sẽ rất khó tin nếu khẳng định giới trẻ nói chung và người nổi tiếng nói riêng hiện nay thích được người khác nói xấu. Mỗi khi một chủ đề nóng về người nổi tiếng được tung lên mạng cùng dòng tít bắt mắt thì ngay lập tức cư dân mạng thi nhau vào bình luận, chủ yếu là những lời chỉ trích vô cùng gay gắt, nặng nề cho bõ ghét và thỏa cơn tức.