Lần đầu tiên, một chương trình gồm 6 tiểu phẩm cả hài kịch và chính kịch đều là những câu chuyện về các chiến sĩ quân đội được Đoàn kịch 2 Nhà hát (NH) Tuổi trẻ dàn dựng. Nói như trưởng đoàn - NSƯT Chí Trung - đây là một cách để các anh biểu lộ tấm lòng “góp đá xây Trường Sa”.
Mạnh bạo và liều lĩnh, từ 2 năm nay, NSƯT Chí Trung đã “nhảy ra” đấu thầu rạp Thanh Niên (đảo hồ Thiền Quang) 2 tối cuối tuần thứ sáu và thứ bảy. Được thì ăn cả, ngã thì bán nhà vì tất cả đều từ tiền túi mà ra. Biết là vậy nhưng ông bầu Chí Trung cùng tập thể nghệ sĩ Đoàn 2 vẫn quyết tâm. Địa điểm thuận lợi là một chuyện, nhưng chương trình không hay, không hấp dẫn và cách tiếp thị không hiệu quả thì cũng khó lòng kéo khán giả ra khỏi những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi nghe nhìn. Những ngày đầu nhập cuộc, ông bầu và các nghệ sĩ chạy đôn đáo khắp nơi, được cái, gương mặt đã thành thương hiệu của Chí Trung và ăn nói được tiếng là có duyên cũng dễ dụ khán giả. Bây giờ thì người xem đã bắt đầu quen với điểm diễn ở rạp Thanh Niên của ông bầu Chí Trung. Những Học giả, tri ân; Giao thông cười; Ai sợ ai; Đàn ông cũng khóc… được tung hứng bởi NSƯT Chí Trung, Vân Dung, Đức Khuê, NSƯT Ngọc Huyền, Kim Oanh, Hiệp gà… cũng đã khiến khán giả nghiêng ngả cười trong khán phòng lộng gió trên hồ. Đây có thể coi là mô hình SK xã hội hóa (XHH) đầu tiên ở miền Bắc hoạt động hiệu quả theo kiểu mô hình SK XHH phía Nam của bà bầu Hồng Vân, ông bầu Huỳnh Anh Tuấn, Hoài Linh…
|
Đổi mới, lạ và hấp dẫn luôn là tiêu chí của các đoàn nghệ thuật, với các đơn vị nghệ thuật XHH càng là chuyện sống còn. Chương trình Nụ cười chiến sĩ gồm những câu chuyện về người lính, lúc hài hước, dí dỏm, lúc sâu lắng, cảm động là cách muốn đổi món thưởng thức cho khán giả. Nguyên cớ của ý tưởng này thật ngẫu nhiên, nhưng cũng đầy tính nhân văn. NSƯT Chí Trung kể rằng, vào tháng 8/2011, đoàn mang chương trình Đời cười đi Trường Sa biểu diễn nhưng vì biển động nên không ra đảo được. Thế là đoàn diễn 4 buổi phục vụ các chiến sĩ ở Vùng 4 Hải quân. Các chiến sĩ cổ vũ rất nồng nhiệt. Tình cảm đó khiến các nghệ sĩ trong đoàn quyết tâm sẽ làm một chương trình nghệ thuật riêng với những câu chuyện về chính những người lính, đặc biệt là những người lính đảo. Thế là cóp nhặt những câu chuyện trên báo chí, truyền hình, chắt lọc những chi tiết trong đời sống, Đinh Tiến Dũng (GS. Cù Trọng Xoay) cùng tác giả Thu Anh đã xây dựng chùm kịch Nụ cười chiến sĩ gồm 6 tiểu phẩm do NSƯT Chí Trung đạo diễn.
Một chương trình chuyên về đời sống người lính nên không chỉ đòi hỏi biên kịch, đạo diễn mà cả nghệ sĩ biểu diễn cũng phải có những am hiểu nhất định về tâm tính người lính trong đời sống cũng như trên thao trường. Đó là điều mà những người làm chương trình trăn trở khi cường điệu để thành những tiểu phẩm hài nhưng lại vẫn đảm bảo phản ánh được đặc thù công việc và cuộc sống của họ. Trong Nụ cười chiến sĩ, người xem được “tếu táo” cùng các chiến sĩ trẻ trong giờ tập bắn súng và ném lựu đạn (Chuyện vui nơi thao trường), rồi vô cùng thú vị với câu chuyện nhầm lẫn người yêu của chàng lính đảo (Thơ tình lính biển). Những mối tình kiểu này thì đặc chất lính – mối tình qua những bức thư nên đã dẫn tới sự nhầm lẫn người yêu giữa bà mẹ và cô con gái. Đặc biệt ở Chuyện thật nơi đảo xa, bằng những trò diễn hóm hỉnh, người xem được hòa vào niềm vui của người lính khi đón đứa con đầu lòng chào đời ngay trên đảo. Lồng vào 2 tiểu phẩm mang màu sắc chính kịch, các tác giả cũng muốn cùng người xem đi vào những góc khuất của người lính. Đó là câu chuyện của Đại đội trưởng Quân (Quê nhà) luôn đau đáu với công việc, dường như ông quên cả việc chăm sóc người thân và cả chính mình. Trong khi đó, một chiến sĩ trẻ mới nhập ngũ thì luôn nghĩ đến chuyện vào bộ đội để thăng quan tiến chức và cậu đã có những hiểu sai về thủ trưởng. Chỉ khi chứng kiến người chỉ huy qua đời, cậu mới hiểu và lấy đó làm tấm gương để mình phấn đấu. Rồi người xem rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh bà mẹ (Trái tim người lính) ra bến tàu nhờ anh bộ đội vào tới TP.HCM thì hãy giả làm con trai bà đánh điện về nhà, bởi con bà đã mất, nhưng người cha đang ốm nặng vẫn hằng ngày mong ngóng tin con. Người lính trẻ lẽ ra chưa lên đường vì đang kỳ nghỉ phép để cưới vợ nhưng anh đã quyết định lên tàu vào Nam để thực hiện nguyện vọng của bà...
Theo NSƯT Chí Trung, Nụ cười chiến sĩ chỉ là phần mở đầu cho kế hoạch dài hơi của NH dành cho những người lính, đặc biệt là lính đảo Trường Sa.
Theo Báo SKĐS
Trên nền chiếc áo dài truyền thống, nhà thiết kế Cory đã đem đến cho người đẹp Thúy Vy bộ trang phục dân tộc duyên dáng, sáng tạo nhưng đậm chất truyền thống.
Một lần nữa, danh hiệu thế giới của ca trù lại vang lên cùng với những ý kiến về giải pháp cho thực tế cần cứu chữa khẩn cấp của ca trù. Hội nghị kiểm kê và liên hoan ca trù toàn quốc 2011 diễn ra tại Viện Âm nhạc tiếp tục “lên dây cót” cho công cuộc “giải cứu ca trù”. Nhưng tương lai ca trù – Di sản thế giới cần bảo vệ khẩn cấp vẫn còn là một câu hỏi lớn!
Ca sĩ Minh Quân cho rằng, từ đầu, giám khảo đã nhầm tiêu chí cuộc thi và họ đã thay đổi cách đánh giá trong đêm nhạc quốc tế. Tuy nhiên, giám khảo và ban tổ chức khẳng định, họ không áp đặt bất cứ tiêu chí nào cho thí sinh. Mọi nhận xét dựa trên thể hiện của các nghệ sĩ trong từng đêm thi.
(HBĐT) - CVĐ “Toàn dân ĐKXDĐSVH” là CVĐ rộng lớn, mang tính tổng hợp, bao trùm toàn bộ các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, phong trào xây dựng gia đình, làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị văn hóa được xác định là hạt nhân, động lực cho sự phát triển bền vững của toàn bộ CVĐ.
Ban tổ chức cuộc thi hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần II - cuộc thi sắc đẹp lớn nhất trong năm 2011 - cho biết đã chọn ra được 138 gương mặt xuất sắc tham dự vòng bán kết được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, hưởng ứng cuộc vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long của Việt Nam trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, ngày 24/10, tại Học viện Kinh tế và Pháp luật Mátxcơva, Hội Hữu nghị Nga-Việt đã tổ chức bầu chọn cho Vịnh Hạ Long.