Những Ba Đô (Cánh đồng hoang), Ba Duy (Mối tình đầu), Chí Phèo (Làng Vũ Đại ngày ấy)… là những vai diễn xuất sắc đã đưa tên tuổi của NSND Lâm Tới, NSND Thế Anh, NSƯT Bùi Cường trở thành những gương mặt điển hình trong lịch sử phát triển điện ảnh VN.

 

1.NSND Lâm Tới

Hình ảnh Ba Đô một mình chiến đấu giữa cánh đồng hoang để bảo vệ vợ con mình đã trở thành một tượng đài hùng tráng của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Bộ phim Cánh đồng hoang (đạo diễn Hồng Sến) được giới chuyên môn đánh giá là bộ phim xuất sắc nhất của điện ảnh Việt Nam thế kỷ 20. Phim đoạt Bông sen vàng tại LHP quốc gia năm 1980, sau đó đoạt Huy chương vàng tại LHP quốc tế Moskva năm 1981.
 
NSND Lâm Tới trong phim Cánh đồng hoang

NSND Lâm Tới tên khai sinh là Lâm Thanh Tòng (sinh năm 1937) quê làng Mỹ Hội, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Năm 1959, Lâm Tới vào học trường Điện ảnh khóa đầu tiên ở Hà Nội. Ra trường, ông về công tác tại xưởng phim truyện Việt Nam, tại đây ông được giao vai Kính trong phim Hai người lính, phim đã đoạt Quả cầu vàng tại Tiệp Khắc.

Ngay sau bộ phim Hai người lính, Lâm Tới có mặt trong hàng loạt những bộ phim cách mạng nổi tiếng thời ấy như: Cánh đồng hoang, Nổi gió, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Đường về quê mẹ, Nguyễn Văn Trỗi… Tài năng của Lâm Tới được ghi nhận qua cách diễn chân thật, đời thường, giản dị của ông. Lâm Tới hóa thân trọn vẹn tới mức, mỗi nhân vật của ông đều để lại dấu ấn với điện ảnh, dù là chính diện hay phản diện.
 

Với vai diễn Tám Quyện trong Mùa gió chướng, và vai Ba Đô trong phim Cánh đồng hoang, NSND Lâm Tới được trao tặng Bông Sen Vàng ở hạng mục Nam diễn viên xuất sắc tại LHP quốc gia lần thứ 5 (1980).

Bộ phim cuối cùng NSND Lâm Tới tham gia là bộ phim truyền hình Đồng tiền xương máu (đạo diễn Đinh Đức Liêm) sản xuất năm 1999. Năm 2000, do bệnh nặng, NDND Lâm Tới đã qua đời để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng người hâm mộ.

2. NSND Thế Anh

NSND Thế Anh đã đặt tên cho hai con trai của mình là Thế Phương và Thế Duy để kỷ niệm 2 vai diễn thành công nhất trong nghiệp diễn của mình. Thế Phương lấy tên từ vai Trung úy Phương trong bộ phim Nổi gió (đạo diễn Huy Thành), Thế Duy lấy tên từ vai diễn Ba Duy trong phim Mối tình đầu (đạo diễn Hải Ninh). Hai vai diễn ghi dấu tài năng và khả năng sáng tạo nghệ thuật không ngừng của NSND Thế Anh.
 

NSND Thế Anh sinh năm 1938 tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông theo học lớp diễn viên của Trường Nghệ thuật Sân khấu. Ông học cùng khóa với Trần Tiến, Trọng Khôi, Thanh Tú, Mỹ Dung... Trong nghiệp diễn của mình, Thế Anh thành công với cả hai lĩnh vực, sân khấu và điện ảnh. Thế Anh đã để lại hàng trăm vai diễn lớn, nhỏ với sân khấu và hơn 60 vai diễn trong các bộ phim truyện nhựa. Nhắc đến điện ảnh cách mạng Việt Nam không thể nhắc đến Thế Anh với những vai diễn ấn tượng trong các phim: Nổi gió, Mối tình đầu, Đường về quê mẹ, Em bé Hà Nội, Ngày lễ thánh, Không nơi ẩn nấp

Năm 1980, tại LHP quốc gia lần thứ 5, ông được vinh danh ở hạng mục dành cho Nam diễn viên xuất sắc (cùng với NSND Lâm Tới) với vai diễn Ba Duy trong phim Mối tình đầu.

Hiện tại, nghệ sĩ Thế Anh cùng gia đình đang sống tại TPHCM.

3. NSƯT Bùi Cường

Chỉ với một vai diễn Chí Phèo trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy (đạo diễn Phạm Văn Khoa), NSƯT Bùi Cường đã có một chỗ đứng không ai có thể thay thế trong làng điện ảnh. Với bộ mặt đầy sẹo, với giọng nói nhừa nhựa của kẻ say, với dáng đi ngật ngưỡng… nhân vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đã từ trang sách bước lên màn ảnh qua lối diễn xuất chân thực, sinh động của Bùi Cường. Với vai Chí Phèo, NSƯT Bùi Cường đã nhận Bông Sen Vàng cho nam diễn viên xuất sắc nhất tại LHP quốc gia lần thứ 6 tổ chức năm 1983 tại TpHCM.
 
 
NSƯT Bùi Cường và vai diễn Chí Phèo

Sau này, NSƯT Bùi Cường chuyển sang công tác đạo diễn. Ông cũng đạt được nhiều thành công khi ở vai trò đạo diễn. Tuy nhiên, nhắc đến Bùi Cường, khán giả vẫn chỉ nhớ ông là… anh Chí Phèo gớm giếc của Làng Vũ Đại ngày ấy.

4. NSND Trịnh Thịnh

Trịnh Thịnh sinh năm 1926 là thời điểm giao thời giữa chế độ phong kiến và thực dân. Ông lớn lên tại Hà Nội. Từ nhỏ, Trịnh Thịnh đã có niềm đam mê lớn với điện ảnh. NSND Trịnh Thịnh là một trong những cái tên kỳ cựu của điện ảnh Việt Nam.

Năm 1956, khi bắt tay vào làm bộ phim đầu tiên của lịch sử điện ảnh Việt Nam, Chung một dòng sông - đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã mời Trịnh Thịnh tham gia. Kể từ bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam, NSND Trịnh Thịnh đã có cuộc hành trình dài với điện ảnh Việt Nam. Ông có hàng trăm vai diễn đáng nhớ, có thể kể tên: Thằng Bờm, Vợ chồng anh Lực, Lá ngọc cành vàng, Lời nguyền của dòng sông, Thị trấn yên tĩnh, Vợ chồng A Phủ…
 
NSND Trịnh Thịnh

Vơi vai diễn phó chủ tịch huyện trong phim Thị trấn yên tĩnh và vai ông nội Bờm trong phim Thằng Bờm, NSND Trịnh Thịnh được trao Bông Sen Vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất tại LHP quốc gia lần thứ 8 (1988).

5. NSƯT Hữu Mười

Với gương mặt hiền lành, góc cạnh, NSƯT Hữu Mười từng bị đóng đinh với những vai thày giáo, thày giáo Thứ của Làng Vũ Đại ngày ấy, thầy giáo Khang trong Bao giờ cho đến tháng 10… Nhưng với mỗi vai diễn, Hữu Mười luôn tìm được cách thể hiện rất riêng. Một giáo Thứ đầy dằn vặt, u uất trong Làng Vũ Đại ngày ấy, một giáo Khang hiền lành, tốt bụng của Bao giờ cho đến tháng 10.

Bao giờ cho đến tháng 10 của đạo diễn Đặng Nhật Minh đã được giới chuyên môn bình chọn là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Ngày 15/9/2008, CNN đánh giá Bao giờ cho đến tháng 10 là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại.
 

Với vai diễn thày giáo Khang trong phim, NSƯT Hữu Mười được trao tặng Bông Sen Vàng cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP quốc gia lần thứ 7 (1985).

Hiện, NSƯT Hữu Mười đã trở thành một đạo diễn của Hãng phim truyện Việt Nam. Tại LHP lần thứ 17 tổ chức vào tháng 12 sắp tới, NSƯT Hữu Mười sẽ gửi phim Mùi cỏ cháy do anh là đạo diễn dự tranh Bông Sen Vàng.

 

                                                                       Theo DanTri

 

Các tin khác

Đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tặng quà của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh cho cán bộ và nhân dân thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ).
Tất cả thí sinh phía Nam nghe phổ biến nội quy cuộc thi.
Không có hình ảnh

Sản phẩm dự thi Nhân tài Đất Việt 2011: Hệ thống giám sát và cảnh báo cho trạm ATM

Trước những vụ trộm táo bạo nhằm vào các hệ thống rút tiền tự động ATM, đòi hỏi cần có một hệ thống giám sát và cảnh báo được ra đời. Đó là lý do dẫn đến sự ra đời sản phẩm của nhóm tác giả đến từ Công ty Tập đoàn MV Group.

Yên Thủy: Sâu rộng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Mặc dù gặp không ít khó khăn do địa bàn rộng, đời sống kinh tế cũng như nhận thức của người dân còn hạn chế nhưng với việc tăng cường tuyên truyền, vận động, phát huy nội lực, những năm qua, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” ở huyện Yên Thủy đã có bước chuyển biến tích cực.

Vai trò của di sản và bảo tàng ảnh trong đời sống đương đại

Sau hơn 150 năm du nhập vào Việt Nam, với sự lan tỏa rộng khắp của nhiếp ảnh trên nhiều lĩnh vực, cùng với bề dày lịch sử của một đất nước, ảnh tư liệu và ảnh nghệ thuật của các tác giả Việt Nam và nước ngoài đã trở thành di sản của quốc gia và của nhân loại.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Nam Thượng

(HBĐT) - Ngày 14/11, Ban công tác mặt trận xóm Nam Thượng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Thanh Mịch, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo UBMTTQ tỉnh; huyện Kim Bôi và đông đảo người dân xóm Nam Thượng.

Vịnh Hạ Long: Sau dạ hội mừng chiến thắng là gì

Sau cơn sốt ăn mừng chiến thắng, Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên mới đang chờ đón lượng du khách ngày càng lớn đổ về.

Trò diễn lấn át giọng ca

Khỏi phải nói sự háo hức của khán giả cách đây hơn 1 tháng khi chương trình Cặp đôi hoàn hảo bắt đầu lên hình số đầu tiên. Dù giờ phát sóng rất muộn mới diễn ra (21 giờ) nhưng độ hấp dẫn của nó vẫn lôi kéo nhiều người tới ngồi trước màn hình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục