Miss World 2011 Ivian Sarcos - Ảnh: Missosology

Miss World 2011 Ivian Sarcos - Ảnh: Missosology

Một trong những thứ vũ khí bí mật Venezuela dùng để chinh phục thế giới được giấu trong một ngôi nhà màu hồng nép mình trên sườn núi: Học viện hoa hậu Venezuela - nơi các người đẹp ngày đêm khổ luyện theo cách mà các cầu thủ Brazil chuẩn bị cho World Cup.

Chi 1/5 thu nhập để làm đẹp

Chiến thắng vừa qua của cô gái mồ côi Ivian Sacros đánh dấu việc Venezuela tự phá kỷ lục của chính mình với 6 lần giữ vương miện hoa hậu thế giới. Mà đây không phải là con số 6 duy nhất: các người đẹp đất nước Nam Mỹ này cũng từng 6 lần đăng quang ngôi vị hoa thậu hoàn vũ và thêm 6 lần hoa hậu quốc tế. Thế giới từng "gai mắt" chứng kiến cảnh một cô gái Venezuela  trao vương miện hoa hậu hoàn vũ cho… một cô gái Venezuela khác vào năm 2009. Tính ra, Venezuela đã chiếm lĩnh ít nhất 60 "chức vô địch" trong các cuộc thi sắc đẹp lớn trên trường quốc tế. Tất nhiên, chẳng có quốc gia nào, dù là hùng mạnh nhất, giàu có nhất hay đông dân nhất sánh bằng Venezuela xét về thành tích "sản xuất người đẹp". Đâu là bí quyết? Hãy nói về điều cơ bản đầu tiên: tham vọng đẹp.

Hoa hậu Hoàn vũ 2008 Dayana Mendoza (tất nhiên là người Venezuela!) giải thích: "Khi tôi mới chào đời, bà ngoại tôi đã vẫn thường nói: “Dayana, con sẽ trở thành hoa hậu Venezuela”. Lúc các bà mẹ sinh con gái, lời khen kiểu như: “Con bé sẽ trở thành hoa hậu Venezuela” là khiến họ tự hào nhất". Quả thực nếu bạn hỏi các cô gái Venezuela muốn làm gì sau này, câu trả lời phổ biến nhất sẽ là : "Muốn trở thành hoa hậu". Không chỉ mơ ước, người Venezuela rất biết hành động: họ dành chừng 1/5 thu nhập của mình để làm đẹp! Các bà mẹ Venezuela thì luôn rất khắt khe với chế độ ăn uống của con gái, không phải là ăn đủ dưỡng chất mà là giữ dáng chuẩn! Một cuộc thăm dò dư luận từng cho kết quả có đến 65% phụ nữ Venezuela lúc nào cũng ám ảnh về thể hình của mình. Trước mỗi kỳ thi hoa hậu Venezuela, báo chí đua nhau đăng cái bài phỏng vấn dài ngoằng với toàn bộ các thí sinh lọt vào vòng chung kết, kèm theo những dự đoán, phân tích về thể hình, năng lực, tiểu sử… của từng cô.

Tôi tin rằng 1/2 vẻ đẹp của bạn là trời cho, 1/2 còn lại là nhân tạo. Đúng là ở Venezuela, tôi đã tạo nên một ngành công nghiệp để làm cho phụ nữ trở nên xinh đẹp

Osmel Sousa - ông chủ Học viện hoa hậu Venezuela, người được mệnh dành là "bố già" của gái đẹp

Còn khi người đẹp Venezuela đăng quang trong các cuộc thi sắc đẹp quốc tế, không khí ăn mừng chiến thắng tràn ngập khắp đường phố với dòng người đổ ra la hét hào hứng, tay giương cao ảnh các "người hùng" chân dài, nói chung là chẳng khác gì cảnh người ta ăn mừng vô địch World Cup. Nếu như người Brazil tôn sùng bóng đá thì dân Venezuela xem thi hoa hậu là một tôn giáo.

Ngành công nghiệp hoa hậu

Ở một đất nước mà tỷ lệ nghèo chiếm đa phần dân số, các đài truyền hình tranh nhau giành độc quyền phát sóng cuộc thi hoa hậu Venezuela dù họ phải trả toàn bộ chi phí thi thố, làm đẹp, quần áo, huấn luyện… cho các thí sinh thi hoa hậu Venezuela và cả hoa hậu hoàn vũ. Riêng phí huấn luyện cũng đã vào khoảng sơ sơ… 60.000 USD, thường kéo dài suốt 6 tháng với lịch lập 16 giờ/ngày. Đó vẫn là một hợp đồng béo bở, bởi thi hoa hậu là sự kiện thu hút nhiều người xem hơn bất kỳ chương trình nào ở Venezuela - kể cả trận chung kết World Cup, kéo dài đến 4 tiếng rưỡi liên tục!

Mỗi năm, hàng ngàn cô gái đẹp đem hồ sơ tới Học viện Hoa hậu Venezuela - lò sản xuất ra nhiều hoa hậu Venezuela nhất. Nhưng, trải qua nhiều vòng thi tuyển khắt khe, cuối cùng chỉ có 20 cô gái được chọn. Đó là lúc họ sung sướng khăn gói lên đường ở hẳn trong Học viện Hoa hậu Venezuela để bắt đầu một chương trình huấn luyện theo kiểu nhà binh dài 6 - 9 tháng.

"Mỗi buổi sáng thức dậy bạn đều có một lịch luyện tập kín mít: học hùng biện, học tiếng Anh, học khiêu vũ, học làm tóc, học trang điểm, học chọn trang phục, học trình diễn trên sân khấu… Bạn đi học làm đẹp chẳng khác nào học đại học", Hoa hậu Hoàn vũ 2008 Dayana Mendoza kể lại. Xét về thời lượng, nó còn dày đặc hơn cả ở đại học: 16 giờ/ngày. Và ngày nào cũng như ngày đó, các "vận động viên" phải qua 2 giờ học nghệ thuật nói trước công chúng, trả lời những câu đại loại như: "Bạn ngưỡng mộ ai nhất?", học trả lời phỏng vấn báo chí, học biểu lộ sự xúc động… Đồng phục thường xuyên của họ là… bikini và giày cao gót. Chương trình ăn kiêng và luyện tập còn gian khổ hơn. Dù các thí sinh lọt được vào đây đã là rất đẹp nhưng trung bình mỗi người đều phải giảm chừng 8 kg, theo một chế độ ăn toàn cá ngừ, rau xanh và trái thơm trong khi họ hết tập yoga đến bơi lội, chạy bộ, nâng tạ… khiến không ít cô ngất xỉu giữa các buổi tập.

Maria Kallay, Giám đốc Tổ chức hoa hậu Venezuela đúc kết luyện thi hoa hậu là một công việc gian khổ toàn thời gian, những cô gái nào không thể không nghỉ làm, nghỉ học hoàn toàn thì đừng mơ lọt vào vương quốc các người đẹp.

Nhưng chỉ khổ luyện thôi thì không đủ. 1/2 trong số các học viên ở đây từng qua bàn tay phù thủy của bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng nhất Venezuela, ông Edurado Krulig.  Ông tuyên bố chỉ chỉnh sửa "các chi tiết nhỏ" trên cơ thể người đẹp, chẳng hạn như sửa mũi, hút mỡ đùi, giảm mỡ eo, nâng ngực… Nhiệm vụ của ông là đảm bảo số đo 90-60-90 cho các người đẹp!

Không chỉ thí sinh hoa hậu mới phẫu thuật thẩm mỹ: không ở đâu có tỷ lệ mông má cao bằng Venezuela. Chẳng hạn như Giselle Cesin, một sinh viên đại học 18 tuổi đã được mẹ dắt đi sửa mũi từ năm mới 14 tuổi, sau đó là bơm môi và bây giờ là nâng ngực. Đó không hề là trường hợp cá biệt. Hầu hết bạn bè Cesin đều từng hút mỡ thừa, nâng ngực, bơm môi… Ở Venezuela, làm đẹp là ngành công nghiệp lớn thứ 2, chỉ sau dầu mỏ.

Luyện thi hoa hậu từ 5 tuổi

Tại Venezuela, không bao giờ là quá sớm để khổ luyện cho giấc mơ trở thành hoa hậu. Bằng chứng ư? Hãy đến thăm Học viện Sắc đẹp Herman, nơi dạy cách làm đẹp cho trẻ từ 5 đến 10 tuổi. "Mẹ cháu nói cháu sẽ trở thành một người mẫu. Cháu sẽ thi hoa hậu Venezuela. Mẹ nói cháu sẽ có một cơ thể tuyệt đẹp" - học viên tuổi lên 7 Cristina Graterol quả quyết khi đang rửa sạch mặt để chuẩn bị cho giờ học trang điểm. Mỗi tuần cô bé đến đây 6 giờ để học cách đi trên sân khấu, cách chọn loại túi xách hợp tông với quần áo, cách cầm dao nĩa theo kiểu quý tộc… Giá cho mỗi khóa học như thế này là 700 USD.

Gisselle Reyes, người quản lý ở đây, cho biết có thừa lý do khiến các phụ huynh đua nhau đầu tư cho tương lai của con em: "Nếu khóa học không đem lại vương miện hoa hậu hay một hợp đồng người mẫu, nó cũng giúp các em cách ăn nói như một người lớn, cách hành xử tự tin, thể hiện cá tính… Tất cả đều có lợi cho địa vị xã hội của các em sau này". Còn nói về chuyện người đẹp Venezuela lúc nào cũng nổi bật khi đi thi hoa hậu, Reyes biết rõ lý do: "Mấu chốt không phải là phụ nữ Venezuela đẹp. Bí quyết là chúng tôi chuẩn bị gian khổ hơn thiên hạ".

 

                                                                  Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tân Lạc: Khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc tham gia Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh

(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Đọc sách báo tìm hiểu lịch sử 125 năm thành lập tỉnh Hoà Bình”. Toàn huyện đã có 17.832 bài dự thi. Trong đó có nhiều bài dự thi được đầu tư kỹ lưỡng, chất lượng cao. Đã có 2 cá nhân và 5 tập thể được UBND tỉnh khen thưởng; phòng Văn hoá – Thông tin huyện được UBND tỉnh tặng bằng khen là đơn vị đạt giải nhất.

Phim mới “Rừng chắn cát”: Tri ân các nhà giáo

"Rừng chắn cát" - bộ phim truyền hình dài 28 tập sẽ lên sóng VTV1 bắt đầu từ hôm nay (17-11), ngay sau phim cảnh sát hình sự "Chỉ còn lại tình yêu". Phim là một lời tri ân dành cho các nhà giáo với câu chuyện lấy bối cảnh ngôi trường một vùng quê nghèo miền biển…

Người “sống sót vỉa hè” đã ra đi

Sau một thời gian lâm trọng bệnh, nhà văn Võ Phi Hùng (ảnh) đã từ trần vào lúc 16 giờ ngày 16-11 tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

Những nam diễn viên xuất sắc nhất điện ảnh Việt Nam

Những Ba Đô (Cánh đồng hoang), Ba Duy (Mối tình đầu), Chí Phèo (Làng Vũ Đại ngày ấy)… là những vai diễn xuất sắc đã đưa tên tuổi của NSND Lâm Tới, NSND Thế Anh, NSƯT Bùi Cường trở thành những gương mặt điển hình trong lịch sử phát triển điện ảnh VN.

Lãnh đạo HĐND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Đồng Nhất

(HBĐT) - Ngày 16/11, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2011. Tới dự có đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Sở GT-VT, lãnh đạo huyện Lạc Thuỷ và đông đảo nhân dân thôn Đồng Nhất.

Bên lề cuộc thi Hoa hậu Các Dân tộc VN

Từ 12 đến 15-11-2011, vòng thi bán kết khu vực phía Nam cuộc thi Hoa hậu Các Dân tộc VN lần thứ II đã diễn ra tại Winsor Plaza -18 An Dương Vương, Q5, TP.HCM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục