Sáng 30.11, tại trụ sở Hội Nhà văn TP.HCM đã diễn ra buổi giới thiệu và công bố tập Nhật ký Lê Anh Xuân do Hội Nhà văn TP.HCM, NXB Văn hóa - Văn nghệ, Trường đại học KHXH-NV Đại học Quốc gia Hà Nội và gia đình dòng họ Ca Lê tổ chức.
Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5.6.1940 tại Bến Tre. Năm 1954 theo cha tập kết ra Bắc. Được học hành chu đáo, tốt nghiệp Khoa Sử, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Được nhà trường giữ lại làm giảng viên và được nhà nước chọn cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng anh từ chối để xin trở về quê hương chiến đấu. Lê Anh Xuân lên đường vào Nam ngày 22.12.1964 và bắt đầu viết nhật ký vào ngày đó, liên tục cho đến ngày 23.5.1968 (một ngày trước khi anh hy sinh).
Nhật ký Lê Anh Xuân gồm 2 phần: Phần 1 là những ghi chép (nhật ký) của Lê Anh Xuân, với độ dài khoảng 400 trang sách in (từ nguyên bản chép tay với nhiều chữ viết tắt, ký hiệu của tác giả mà nhóm biên soạn đã rất kỳ công để “giải mã”); Phần 2 là một số hình ảnh, bút tích và bài viết về Lê Anh Xuân của các giảng viên đồng nghiệp với anh tại Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, đặc biệt là những trang viết ghi lại những kỷ niệm trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt mà họ đã cùng chia sẻ với Lê Anh Xuân của các bạn văn nghệ như: nhà văn Anh Đức, nhà thơ Viễn Phương, nhà văn Lê Văn Thảo…
Quyển nhật ký chép tay của nhà thơ Lê Anh Xuân nằm trong chiếc ba lô mà anh đã mang theo trong lần đi thâm nhập thực tế chiến trường ven đô Sài Gòn, và anh đã hy sinh ở đó vào ngày 24.5.1968 (nằm chết trong hầm bí mật cùng với nhà văn Hồng Tân). Chính nhà văn Lê Văn Thảo đã tìm thấy quyển nhật ký (và ông ghi thêm vào trang cuối: “Ngày 24.5.1968 (thứ sáu): Hôm nay là ngày Hiến hy sinh. Khoảng trưa. Hiến không còn nữa. Hiến chết dưới HBM. Lạ thật. Đến tối, Thảo và anh em chôn Hiến ở ấp Phước Quang, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước”. Nhà văn Lê Văn Thảo đã giao lại quyển nhật ký cho bộ phận Ban Văn nghệ của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục. Sau đó, nhà thơ Bảo Định Giang đã trao lại cho gia đình nhà thơ Lê Anh Xuân… Sau này, UBND tỉnh Bến Tre đã xin mang quyển nhật ký này về trưng bày ở bảo tàng tỉnh (quê hương của Lê Anh Xuân).
|
Từ những bản photocopy cuốn nhật ký trên mà Trường đại học KHXH-NV Hà Nội (nơi Ca Lê Hiến từng học tập và giảng dạy) và NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM (hậu thân của Tạp chí Văn nghệ Giải phóng, nơi Lê Anh Xuân công tác) đã cùng với Bảo tàng tỉnh Bến Tre và gia đình nhà thơ (Lê Anh Xuân - Ca Lê Hiến là con của nhà giáo Lê Văn Thỉnh, là em ruột của GS-NS Ca Lê Thuần, anh ruột của nữ đạo diễn NSƯT Ca Lê Hồng và họa sĩ Ca Lê Thắng), tiến hành xuất bản tập nhật ký này.
Theo ThanhNien
(HBĐT) - Bà Hà Thị Châm, Hội Người cao tuổi thị trấn Mai Châu (Mai Châu) cho biết: Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương của những điệu Xoè, nơi có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái, từ khi còn trẻ bà đã đam mê nghề dệt thổ cẩm của quê hương mình.
Chiều 28/11, tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật (Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc 2011.
Ấy là một trong những “bí quyết” cơ bản - học theo cách nước ngoài - của việc lồng tiếng cho phim để khán giả không thấy chối tai khi xem những phim được lồng tiếng…
Sáng 26.11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), triển lãm VN-11 do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN tổ chức với sự bảo trợ của FIAP đã khai mạc. 250 bức ảnh được trưng bày cho thấy phần nào diện mạo nhiếp ảnh VN và gợi lên những so sánh thú vị với các tay máy tài tử quốc tế.
Sáng 27-11, Hội Nhiếp ảnh TPHCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập hội (28-11-1981 – 28-11-2011). Hiện hội có gần 400 hội viên,15 CLB và 22 chi hội.
(HBĐT) - Trong xã hội Mường cổ, các làng Mường xưa thường tụ cư ở những nơi có nguồn nước. Các làng Mường vùng cao tối thiểu cũng phải ở gần các nguồn nước đủ cung cấp cho việc ăn uống, sinh hoạt quanh năm. Mỗi làng Mường ít nhất cũng có một giếng nước ăn uống và dùng trong sinh hoạt.