Một phật tử đang chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc tại triển lãm.
Tại Gallery Modul 7, số 83 Xuân Diệu (Hà Nội), triển lãm nghệ thuật văn hoá Himalaya lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, chủ yếu giới thiệu các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật của các quốc gia vùng Himalaya như Bhutan, Myanmar, Ấn Độ, những nơi có truyền thống văn hoá Phật giáo, tâm linh.
Nền nghệ thuật Kim Cương Thừa, bắt nguồn từ Phật giáo Kim Cương Thừa, một trong những tôn giáo chính của đất nước Bhutan, với những nét đặc sắc của nền văn hoá “núi tuyết’ Himalaya. 80 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm được huy động từ các bộ sưu tập cá nhân của các Phật tử, các quý thầy ở Hà Nội bao gồm các tôn tượng, tác phẩm điêu khắc và hội hoạ, âm nhạc, trang phục, sách báo, tư liệu, hình ảnh, phim tài liệu...
Số hiện vật này tuy chưa phải là nhiều, nhưng cũng phần nào khắc hoạ được vẻ đẹp của nền nghệ thuật mang đậm tính tâm linh này. Triển lãm do Công ty CP Văn hoá truyền thông Nhã Nam và Trung tâm Drukpa Việt Nam tổ chức, diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 4-12 tại Hà Nội.
Ông Đặng Tùng Lâm, thành viên Ban tổ chức cho biết, điều đặc biệt nhất ở triển lãm lần này là hai bức tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà, đều do chính các nghệ nhân của chính dòng họ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lịch sử chế tác, đây cũng là một dòng họ trứ danh về nghệ thuật điêu khắc ở Bhutan. Đây là hai tuyệt tác xét cả về mặt nghệ thuật, ý nghĩa và biểu hiện.
Bức Thích Ca Mâu Ni có chất liệu khảm đồng thếp vàng, với xiêm y của Đức Phật được chạm trổ rất tinh tế, khắc hoạ tám chặng đời của Ngài, từ lúc hoài thai, đản sinh..., vượt thành xuất gia, tìm cầu giáo pháp, giải thoát giác ngộ cho đến nhập Niết bàn.
Còn bức A Di Đà, theo ông Đặng Tùng Lâm, cũng là một kiệt tác nghệ thuật, chưa từng có ở Việt Nam. Bức tượng được làm từ đồng khảm vàng và gắn rất nhiều đá quý, thể hiện Đức A Di Đà trong hình thức báo thân Phật chứ không phải là Hoá thân Phật.
Ông Đặng Tùng Lâm cho biết, quá trình chuẩn bị, thu thập hiện vật cho triển lãm diễn ra trong một thời gian dài, được kết nối từ mối nhân duyên của những Phật tử yêu nghệ thuật.
Ông Đặng Tùng Lâm phân tích, vùng đất của rặng núi tuyết Himalaya với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, huyền bí, hoang sơ và quạnh hiu đã để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Thế giới của người dân ở đây luôn luôn có một vòng tâm linh, tôn thờ một giáo lý giải thoát, cho nên nền nghệ thuật này luôn luôn đặc sắc.
Nền nghệ thuật của Phật giáo Kim Cương Thừa, còn gọi là Mật giáo, chủ yếu bắt nguồn từ sự giác ngộ, hoặc hướng về sự giác ngộ, đó là về mặt tâm linh của tác phẩm. Còn xét về vẻ bề ngoài, các tác phẩm điêu khắc của Kim Cương Thừa không không chỉ quý giá về chất liệu, mà còn rất biểu cảm về tư thế, cảm xúc, bởi vì Kim Cương Thừa là nghệ thuật thức tỉnh người xem về mặt hình ảnh, âm thanh.
Nền nghệ thuật này tuân theo những nguyên tắc chặt chẽ bởi những nghệ sĩ còn là các bậc thiền giả, hành giả.Những tác phẩm của họ là những bản đồ tu tập trên hành trình tìm đến chân phúc, đó là nét đặc sắc nhất của nền nghệ thuật ở rặng núi tuyết Hymalaya này.
Ngoài các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, Kim Cương Thừa còn tác động trực tiếp tới con người qua âm thanh, với những bài hát Kim Cương Thừa chính đạo ca, hoặc tiếng nhạc Pháp khí trầm hùng, những vũ điệu kim cương. Ở những vũ điệu này, nghệ sĩ phải hoà nhập với chư bản tôn thiền định cả về thân, khẩu, ý, và trước khi trình diễn, họ đều phải nhập thất tu tập một thời gian. Cho nên khi trình diễn, những vũ điệu này ngoài vẻ đẹp bên ngoài, còn toả ra năng lượng tâm linh mạnh mẽ.
Người nghệ sĩ Kim Cương Thừa còn khác biệt hẳn với các nền nghệ thuật khác ở động cơ vô ngã vị tha, không phải vì bản thân hay danh vọng, tài năng, và có chiều sâu tâm linh bên trong để nhắc nhở cho người nghe về ý thức về cuộc sống, chân hạnh phúc.
Trong ngày khai mạc, triển lãm đã vinh dự được đón Đức Nhiếp chính vương Khamtrul Rinpoche, bậc Kim Cương thượng sư của truyền thừa 1.000 năm Drukpa tới thăm.
Theo Báo Nhandan
Triển lãm “Nghệ thuật văn hóa vùng Himalaya” sẽ diễn ra từ ngày 1-4/12 tại nhà triển lãm 83 Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Cựu thành viên nhóm nhạc Spice Girl Victoria Beckham đã trở thành một biểu tượng thời trang mới sau khi cô được trao một trong những giải thưởng lớn nhất của ngành thời trang Anh quốc.
“Chọn áo đỏ đúng không?” có lẽ được xếp vào hàng “những câu nói hớ hênh nhất trong năm” khi nó đã trở thành ngòi nổ làm dấy lên nghi án dàn xếp kết quả của chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”.
(HBĐT) - Bà Hà Thị Châm, Hội Người cao tuổi thị trấn Mai Châu (Mai Châu) cho biết: Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương của những điệu Xoè, nơi có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái, từ khi còn trẻ bà đã đam mê nghề dệt thổ cẩm của quê hương mình.
Chiều 28/11, tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật (Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc 2011.
Ấy là một trong những “bí quyết” cơ bản - học theo cách nước ngoài - của việc lồng tiếng cho phim để khán giả không thấy chối tai khi xem những phim được lồng tiếng…