(HBĐT) - Với 30 năm gắn bó với ngành công nghiệp, bây giờ mỗi lần nghe những tên đất, tên làng ấy lại trào dâng trong tôi cảm xúc lạ thường. Thành phố dệt Nam Định, khu gang thép Thái Nguyên, khu Cao - Xà - Lá. Lại nữa khu Đông Lạnh, khu gạch ngói Quỳnh Lâm (TPHB) và gần hơn, khu xưởng kẹo, khu máy đường, khu máy giấy (Kỳ Sơn)…

 

Sẽ là vô ích thôi nếu người khách phương xa tới chỉ cầm trên tay tấm bản đồ hành chính chi tiết mong tìm được địa chỉ những tên đất, tên làng ấy của người thợ! Người dân quanh vùng hỏi nhau: nhà ở đâu? Chỉ cần nói những tên đất, tên làng ấy là đủ - cho dù ngày nay đã có tên phố, tên phường, tên khu, tên xóm mới. “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng” - Lê Quý Đôn. Vì thế, ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, trong lửa đạn chống ngoại xâm, chúng ta đã hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán lên cả miền núi. ánh sáng nền công nghiệp nhỏ bé đã nhen nhóm lên ở các bản, làng. Nhà máy mọc lên kéo theo những xóm bản Mường trở thành làng công nhân. Sau bao năm gắng gỏi góp phần vào phát triển kinh tế đất nước, những cơ sở sản xuất công nghiệp ấy, cái còn, cái mất. Quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, việc chuyển đổi cơ chế quản lý chậm hoặc có nhiều sai sót đã dẫn đến đình trệ sản xuất hoặc phá sản là điều tất yếu trong xu thế đổi mới, hội nhập. Một trong những cơ sở đó là nhà máy giấy Hòa Bình, nơi tôi đã gắn bó với nó 25 năm - suốt một thời tuổi trẻ - muốn qua đó được dấn thân, cống hiến cho quê hương, đất nước. Thời điểm hoàng kim của doanh nghiệp ở vào thập niên cuối của thế kỷ trước, doanh nghiệp đã trở thành một trong ba cơ sở đóng góp cho ngân sách nhiều nhất tỉnh nhà lúc đó và góp phần nhỏ vào xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình. Với gần 400 cán bộ, công nhân viên và người thân gia đình đã phải hình thành một đơn vị hành chính mới: xóm Máy Giấy, ngay bên cạnh nhà máy. Đã 4 năm qua doanh nghiệp rơi vào đình đốn sản xuất với những lý do nói trên nhưng cái xóm Máy Giấy ấy cứ lớn dần lên theo năm tháng. Những người thợ từ các vùng, miền trên cả nước đã vì lạc nghiệp mà phải an cư ở đây. Ruộng nương không có, nhà máy đóng cửa đã dồn ép họ vào nơi xóm núi với những gian nhà tập thể chật hẹp. Trước mặt xóm là nhà xưởng máy móc xác xơ, hoen gỉ, câm lặng ngày đêm.

 

Là những người thợ từng làm lấy mà ăn, thu lấy mà chi, làm mà thiếu thì vay, vay phải trả, họ đã không chịu bó tay; nhất là những người thợ chưa đến tuổi nghỉ chế độ và con cháu mới lớn đã mở ra nhiều hướng làm ăn mới, tự cứu lấy mình. Những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ra đời, nổi bật nhất là nghề làm chổi chít xuất khẩu đã giúp họ có đồng vào, đồng ra, thậm chí có bát ăn, bát để. Đã có nhà văn hóa xóm cho hơn 100 hộ dân lại có một nghĩa trang riêng cho những người già quá cố và một cổng chào mới mọc lên với cái tên làng văn hóa Máy Giấy.

 

Một người thợ quê xứ Quảng trên 80 tuổi sau khi đã xây dựng các cơ sở sản xuất trong ngành và về làm ở nhà máy, nay đã an cư tại xóm nói với tôi: Nên thành lập Ban liên lạc hưu trí nhà máy anh ạ - như nhà máy đường kia đã vắng bóng từ lâu rồi, họ vẫn định kỳ gặp nhau như những người đồng ngũ. Cho dù đã đi nhận nhiệm vụ khác vào thời điểm nhà máy đang ổn định sản xuất - kinh doanh, song tôi vẫn thấy như mình có lỗi với những người thợ ấy. Đặt tên cho một đơn vị hành chính mới ra đời sẽ là đơn giản, nhưng để hình thành tên đất, tên làng của người thợ nơi tâm thức dân chúng trong vùng (khu Máy Giấy chẳng hạn) là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của bao lớp người, cả đời chỉ biết làm công ăn lương. Vậy thì phải làm gì, phải làm như thế nào cho những cơ sở sản xuất đang đình đốn ấy hồi sinh là câu hỏi đặt ra không những chỉ đối với các nhà doanh nghiệp, sao cho những người thợ đã an cư ấy có quyền được lạc nghiệp.

 

                                                     Bút ký của Đinh Đăng Lượng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Du khách đến tham quan tại khu di tích Nhà máy in tiền.
Phương Anh và Kiều Văn Thanh - Ảnh: Ân Nguyễn
Không có hình ảnh

Hàn Quốc giúp phục chế nhạc cụ Nhã nhạc Huế

Hàn Quốc đã chuyển giao cho Thừa Thiên-Huế hai bộ nhạc khí phục chế gồm Bác chung (chuông đồng lớn), Đặc khánh (khánh đá lớn).

Hoa xuân vườn nhà

(HBĐT) - Dường như mùa xuân đang lặng lẽ đi qua. Đâu chỉ nhờ vào những vạt nắng vàng nhàn nhạt loang lổ ven rừng, dưới những chân đồi thấp thoải xuống những bản làng Mường - mà còn là những cây lá trong vườn nhà cho tôi cảm giác đó. Dẫu không phải là trang trại hàng chục ha đồi, chỉ với vài ngàn mét vuông đất dốc do cha ông để lại cũng có một khu vườn với nhiều loài cây, đủ loại: cây cảnh, cây ăn quả và cây lấy gỗ. Mùa nào cũng hoa, cũng quả trong vườn đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với tôi từ bao giờ không nhớ nữa.

Minh bạch hóa tiền công đức?

Quản lý tiền công đức thế nào tại 30.000 cơ sở thờ tự tôn giáo và hàng trăm ngàn cơ sở tín ngưỡng - vấn đề đặt ra tại hội thảo “Tăng cường thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng” ngày 12-4.

Hòa nhạc Hennessy lần thứ 16: Người nghe chỉ còn nước lắc đầu thán phục!

GS Ngô Văn Thành, Giám đốc Học viện âm nhạc quốc gia VN đã nói như vậy khi được hỏi về buổi hòa nhạc Hennessy với sự góp mặt của nghệ sĩ violin Sarah Chang diễn ra tại HN tối 12/4.

Thắp sáng Hoàng thành Huế

Có thể nói, tại Festival Huế 2012 lần này, rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi của thế giới đã mang đến Huế nhiều chương trình đỉnh cao, trong đó nghệ thuật sắp đặt lửa của nghệ thuật đường phố Carabosse (Pháp) là một chương trình độc đáo.

Mỹ Linh hé mở những bí mật đời mình

Có rất nhiều lời có cánh dành tặng cho Mỹ Linh trong đêm nhạc kỉ niệm 20 năm ca hát của mình diễn ra vào tối qua 11/4 tại Hà Nội. Nhưng với nhiều người có thể sẽ không ngoa khi nói rằng đã lâu lắm rồi mới có một chương trình ca nhạc đáng để xem đến như vậy. Đã lâu lắm rồi mới thấy những bản nhạc quen thuộc một thời của âm nhạc Việt Nam những năm 90 về trước lại được đong đầy lên những kí ức đến như thế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục