Thỉnh ẩm bộ Bác chung Đặc khánh. (Nguồn: Vnexpress)

Thỉnh ẩm bộ Bác chung Đặc khánh. (Nguồn: Vnexpress)

Hàn Quốc đã chuyển giao cho Thừa Thiên-Huế hai bộ nhạc khí phục chế gồm Bác chung (chuông đồng lớn), Đặc khánh (khánh đá lớn).

 

Đây là nhạc khí thường được sử dụng trong những buổi tế lễ trọng đại có tính nghi thức như của triều đình trước đây như lễ Đại triều ở điện Thái Hòa; nay sử dụng trong các dịp lễ Tế Giao, lễ Tế Xã Tắc… và một số lễ hội cung đình khác ở Huế.

Trước đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Hàn Quốc thực hiện nhiều hoạt động sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, trao đổi đào tạo cán bộ để cùng phục chế thành công các nhạc cụ cung đình triều Nguyễn như bộ Biên chung (bộ 12 chuông đồng nhỏ), Biên khánh (bộ 12 khánh đá nhỏ).

Theo ông Phan Thanh Hải, việc hợp tác phục chế thành công các loại nhạc cụ nhã nhạc nói trên góp phần hoàn thiện cơ cấu dàn nhạc cung đình trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị Nhã nhạc Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam) - vốn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại.

Đặc biệt, các loại nhạc cụ nói trên đều là những nhạc cụ quan trọng trong dàn Nhã nhạc triều Nguyễn đã thất truyền về kỹ thuật chế tác và cách thức trình tấu từ đầu thế kỷ 20...

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ông Phan Thanh Hải cho biết kết quả hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc trong thời gian qua, từ trao đổi chuyên gia, giao lưu biểu diễn Nhã nhạc Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam) hàng năm của các đoàn nghệ thuật giữa hai bên làm cho thế giới biết đến nền âm nhạc truyền thống lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc (1992-2012) và năm hữu nghị Việt-Hàn, tại Festival 2012, đoàn nghệ thuật Hàn Quốc đã gửi đến những tiết mục nghệ thuật đặc sắc mang đậm văn hóa xứ Hàn; trong đó có màn "Múa trống truyền thống Hàn Quốc Janggu Dance," thuộc nhạc cụ bộ gõ vừa thể hiện các điệu múa uyển chuyển cùng nhịp điệu đầy sức sống của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc./.

                                                                             Theo Báo TTXVN
 
 

Các tin khác

Thiếu nữ bên rừng xuân. Ảnh: Quốc Dũng (T.T.V)
Cúng dường vào thùng công đức ở một ngôi chùa ở  TP.HCM dịp tết.
Không có hình ảnh
Hàng trăm người đổ về cửa Hiển Nhơn chiêm ngưỡng các tác phẩm sắp đặt lửa đêm 11.4

Mỹ Linh hé mở những bí mật đời mình

Có rất nhiều lời có cánh dành tặng cho Mỹ Linh trong đêm nhạc kỉ niệm 20 năm ca hát của mình diễn ra vào tối qua 11/4 tại Hà Nội. Nhưng với nhiều người có thể sẽ không ngoa khi nói rằng đã lâu lắm rồi mới có một chương trình ca nhạc đáng để xem đến như vậy. Đã lâu lắm rồi mới thấy những bản nhạc quen thuộc một thời của âm nhạc Việt Nam những năm 90 về trước lại được đong đầy lên những kí ức đến như thế.

Toàn tỉnh có 507 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu văn hóa

(HBĐT) - Khi phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, DN văn hóa được phát động, năm 2011, đã có trên 90% tổ chức công đoàn tham gia đăng ký thực hiện. Kết quả, có 507 cơ quan, đơn vị, DN đạt danh hiệu văn hóa, bằng 76,9%, trong đó có 52 cơ quan và 3 DN đạt danh hiệu văn hóa 3 năm liên tục giai đoạn 2009-2011.

Quan họ đi... kiện

Hội những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh vừa gửi lên Bộ VH-TT&DL và Bộ Thông tin - truyền thông lá đơn kiến nghị về những phản biện của PGS Nguyễn Văn Huy xung quanh sự kiện Bắc Ninh tổ chức lập kỷ lục nhiều người hát quan họ nhất tại hội Lim.

Tri Giao xuống phong độ vẫn vào chung kết Got Talent

Trong vòng bán kết, 'giọng hát thiên thần' không được đánh giá cao. Tuy nhiên, cô bé lại được giám khảo ưu ái hơn thí sinh khiếm thị Trần Văn Thương, giành chiếc vé đi tiếp. Gia Đình Bong Bóng tiến thẳng vào chung kết nhờ khán giả.

Hà Nội chú giải sai tên phố

Một tấm biển đường sai hoàn toàn về địa danh Điện Biên Phủ, hàng ngày đập vào mắt người đi đường, nhưng vẫn không được những người làm ra tấm biển này quan tâm dù chỉ còn chưa đầy tháng là kỷ niệm 58 năm chiến thắng Điện Biên.

Tập tục lạ ở vùng cao

Hiện ở nhiều bản làng xa xôi hẻo lánh, đồng bào đã biết tìm đến cơ sở y tế mỗi khi đau ốm. Nhưng vẫn còn không ít nơi chữa bệnh bằng “thổi phép” bùa chú và cúng “ma” rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục