Ông Đỗ Văn Xuyền - nhà giáo, nhà nghiên cứu tại Việt Trì, Phú Thọ - vừa công bố một số tư liệu tóm lược về chữ Việt cổ mà ông nghiên cứu mấy chục năm qua trong tọa đàm tại Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam chiều 4.5.
Có nguyên tắc giống chữ La tinh
Theo những nghiên cứu của ông Xuyền, chúng ta từng có riêng bộ chữ Việt cổ, phát triển từ các hình vẽ sơ khai, đến hình tượng đơn giản, phức tạp và cuối cùng là loại chữ Việt cổ tượng thanh. Tuy nhiên, sau đó do bị kẻ thù triệt hạ nên bộ chữ khoa đẩu đầu tiên của người Việt không còn nữa. Sĩ Nhiếp khi đô hộ nước ta đã cố tình xóa bỏ bộ chữ này. Tuy thế nó vẫn còn được tìm thấy ở miền Tây Bắc nước ta trong một số pho sách ông Xuyền đã tiếp cận.
|
Những ý kiến này được đưa ra dựa trên suy luận của ông từ một số tư liệu. Chẳng hạn, việc Sĩ Nhiếp đã xóa bỏ chữ Việt cổ là kết luận của ông sau khi đọc câu: “Sĩ Nhiếp bắt người Việt học chữ Hán và cấm dùng thứ chữ tượng thanh riêng của mình”. Đây là một câu trích trong tài liệu do Terrien de Couperier đăng trong tạp chí Hoàng gia Anh. Hoặc giả, sau khi phát hiện hàng trăm thầy cô, học trò thời Hùng Vương qua các ngọc phả, nơi thờ tự, ông cho rằng thời Hùng Vương, đất nước ta đã có chữ viết. Nếu không có chữ, chẳng lẽ hệ thống giáo dục lại dạy chay.
Theo ông Xuyền, bộ chữ này không có dấu, có cấu tạo gần giống với hệ chữ Latin, ghi hết được tiếng nói của người Việt cổ. Nhược điểm của nó là nguyên âm luôn thay đổi vị trí song thay đổi có quy luật. Do đó, người học có thể biết cách sử dụng bộ chữ này để đọc, viết sau khoảng thời gian 7-10 ngày. Có cả một hệ thống giáo dục sử dụng bộ chữ cổ từ thời vua Hùng thứ sáu đến thời Hai Bà Trưng. Dấu tích của bộ chữ còn được thấy qua nhiều công trình khảo cổ, tài liệu nghiên cứu, từng nhắc đến chữ khoa đẩu của người Việt… Ông Đỗ Văn Xuyền kỳ vọng: “Rất nên phục hồi chữ khoa đẩu. Bởi, đi sâu vào vấn đề này có thể mở thêm nhiều cánh cửa quá khứ”.
Cần nghiên cứu công phu
Nghiên cứu của ông Xuyền được “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh đánh giá là nét bút quan trọng trong việc hoàn chỉnh bức tranh về 5.000 năm văn hiến nước ta. Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) cho rằng cách lập luận của ông Xuyền dựa nhiều trên cách đọc của chữ quốc ngữ hiện tại, chưa có lý do gì để khẳng định các cụ ta lại sử dụng nguyên lý đọc này. PGS-TS Tống Trung Tín cho biết: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán”.
Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.
Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.
Theo Thanhnien
Tối 30-4, UBND thành phố Ðà Nẵng đã tổ chức lễ bế mạc và trao giải cho các đội tham gia Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Ðà Nẵng 2012 (DIFC 2012).
Trước hiện trạng rất nhiều cuốn sách bị dịch ẩu, dịch sai như hiện nay, nếu nhìn bằng con mắt "vui tươi màu hồng", thì có thể sẽ phải nghĩ, biết đâu, nhờ vậy, với những ai vẫn còn tình yêu với sách, lòng ham kiến thức, chữ nghĩa, ắt sẽ quyết chí học ngoại ngữ để đọc sách nước ngoài bằng nguyên bản.
(HBĐT) - Trong những năm qua, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (CVĐ TDĐKXDĐSVH) được triển khai rộng khắp và trở thành phong trào có sức lan tỏa trong đời sống nhân dân. Phong trào đã mang lại luồng gió mới trong đời sống, góp phần giữ vững truyền thống văn hóa, tạo nền tảng tư tưởng vững chắc giúp nhân dân tiếp tục phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Mãi gần 12h trưa, bé Linh mới đi học về với vẻ mặt uể oải, chị Dung vội hỏi: - Con làm sao thế? Linh chảy nước mắt mếu máo:
(HBĐT) - Sau 3 năm nghỉ hưu, tôi mới có dịp tổ chức cho mình một chuyến vào miền Nam. Đi bằng tàu hoả (tàu chợ) và đi một mình, đó là ý nguyện của tôi và được gia đình chấp thuận.
(HBĐT) - Trong 3 ngày 24-26/4, tại Nhà văn hoá huyện Lạc Sơn, trên 500 diễn viên, CBCNV-LĐ của 46 cơ quan, đơn vị đã tham gia hội diễn Nghệ thuật quần chúng - Thi tuyên truyền cổ động huyện Lạc Sơn năm 2012.