(HBĐT) - Huyện Yên Thủy hiện có 8 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 3 di tích cấp Bộ và 5 di tích cấp tỉnh. Bên cạnh đó, huyện còn 10 di tích đang thụ lý hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền công nhận. Xác định công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử là nhiệm vụ hàng đầu của cấp ủy, chính quyền địa phương vì những di tích không chỉ có giá trị tài sản mà còn lưu giữ giá trị về văn hóa, lịch sử và tinh thần lớn lao của người dân địa phương.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Phòng VH – TT huyện Yên Thủy, những năm trước đây, do nhận thức của một số hộ dân về công tác giữ gìn di tích còn thấp nên hầu hết các di tích trên địa bàn huyện đều phá hoại hay đánh cắp cổ vật. Cộng với sự tàn phá của thời gian, thiên nhiên nên các di tích đều không còn nguyên vẹn. Trước thực trạng đó, phòng VH – TT huyện đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các cấp chính quyền có di tích đưa nhiều giải pháp khắc phục, nhiệm vụ chủ yếu là tập trung vào công các tuyên truyền.
Để nâng cao nhận thức cho người dân trong ý thức gìn giữ di tích, chính quyền các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Di sản, các nội quy, quy chế. Đồng thời phối hợp với các bí thư chi bộ, trưởng xóm tăng cường tuyên truyền trên loa phát thanh, tuyên truyền thông qua các cuộc họp. Khi di tích được xếp hạng, Chủ tịch UBND xã sẽ ra quyết định thành lập Ban quản lý (BQL). Đến nay, toàn huyện đã có 8 xã thành lập được BQL di tích. BQL bao gồm các thành viên là phó chủ tịch UBND xã, cán bộ văn hóa, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, trưởng thôn, bí thư chi bộ của xóm có di tích. BQL thường xuyên được kiện toàn và có trách nhiệm quản lý nguồn thu công đức, xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội và phân công người trông coi, hương khói cho di tích. Nguồn thu công đức hàng năm của di tích sẽ được dùng vào việc tu bổ, tôn tạo. Bên cạnh đó, đối với những di tích chưa được xếp hạng, chính quyền đã chủ động có phương thức bảo vệ theo quy định, đồng thời có trách nhiệm tập hợp những cổ vật hiện có và bị thất lạc để phòng VH – TT gửi hồ sơ về Bảo tàng tỉnh xem xét, công nhận. Với cách thức đó, những năm gần đây, ý thức của người dân đã thay đổi rõ rệt, những hiện tượng như đập nhũ đá, đánh cắp cổ vật, cắt dây điện… không còn tái diễn.
Việc tổ chức lễ hội hàng năm cũng góp phần để nhân dân thêm yêu, trân trọng những giá trị truyền thống lịch sử của cha ông để lại. Những lễ hội thường được tổ chức vào tháng giêng hàng năm như lễ hội chùa Hang, xã Yên Trị, lễ hội đình Xàm, xã Phú Lai, lễ hội đình Liêu, xã Ngọc Lương… đã thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Hầu hết các lễ hội là do cấp xã, xóm tổ chức đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương. Qua các lễ hội đó, nhân dân địa phương cũng như các vùng lân cận đã hiểu hơn về nguồn gốc cũng như giá trị lịch sử của di tích.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hùng, kinh phí dành cho việc quản lý, tu bổ các di tích vẫn còn hạn chế, cả huyện mới chỉ có di tích Đình Xàm (xóm Xàm, xã Phú Lai) được UBND tỉnh cấp giấy phép xây dựng với tổng kinh phí xấp xỉ 12 tỷ đồng. Còn hiện tại, các di tích còn lại vẫn chưa được đầu tư mà chủ yếu được nhân dân cải tạo, xây mới nên không còn giữ được kiến trúc cổ truyền, các hiện vật không còn lưu giữ được nhiều. Quá trình xâm phạm, lấn chiếm di tích như trồng cây lâu năm vẫn còn diễn ra… Để giữ gìn, bảo vệ những giá trị lịch sử, truyền thống thiết nghĩ đó không chỉ là trách nhiệm của chính quyền mà cần sự vảo cuộc của toàn xã hội.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Đoàn Nghệ thuật quần chúng tỉnh ta với lực lượng nòng cốt là Trung tâm văn hoá tỉnh và các huyện, thành phố vừa đoạt 2 huy chương vàng, 03 huy chương bạc tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn quốc khu vực phía Bắc năm 2012.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 1.989 chi, tổ hội NCT với 81.588 hội viên (chiếm 9,8% dân số toàn tỉnh). Công tác chăm sóc sức khoẻ NCT luôn được coi trọng, 100% NCT thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định tại Nghị định số 67 ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và được cấp thẻ BHYT miễn phí. Một số NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm trợ giúp kịp thời.
(HBĐT) - Tối ngày 29/9, Trung tâm Bảo trợ XH tỉnh đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ "Tết Trung thu - trọn niềm vui cho em". Tham dự chương trình có lãnh đạo Sở LĐ - TB & XH, Đoàn TN thị trấn Kỳ Sơn, Đoàn TN Sở LĐ - TB & XH, đoàn Đại học Kinh doanh & Công Nghệ Hà Nội, Ngân hàng VPBank Hà Nội, sinh viên trường CĐ Sư Phạm Hoà Bình, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh và gần 40 em nhỏ đang được nuôi dưỡng tại trung tâm.
(HBĐT) - Tối ngày 28/9, tại Dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa TTN Hòa Bình, Trung tâm hoạt động TTN tỉnh tổ chức chương trình “Vui hội trăng rằm” cho trên 500 em thiếu nhi khu vực 4 phường, xã: Thái Bình, Chăm Mát, Thống Nhất, Dân Chủ.
(HBĐT) - Vậy là một cái Tết Trung thu nữa lại về. Đây đã là Tết Trung thu thứ 6 chị em Trần Thị Hương được sống trong ngập tràn yêu thương hạnh phúc tại Trung tâm bảo trợ xã hội (BTXH) tỉnh.
(HBĐT) - Đầu tuần, mới nghe mẹ thông báo Trung thu năm nay, cả nhà ta về nhà ông bà nội, 2 chị em Na, Muỗm nhảy cẫng lên vì thích thú. Vui vì tết Trung thu đã đành, nhưng vui nhất là mỗi khi về thăm ông bà lại được vào khu vườn của ông bà để chơi, ngắm vườn quả và nghe chim chóc hót líu lo...